Nâng cao hiệu quả trong công tác hỗ trợ người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc
Tư vấn pháp luật cho lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc Tại buổi tư vấn này, lao động Việt Nam được hướng dẫn về các chính sách, pháp luật mới liên quan tới lao động theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS); tư vấn, giải đáp các vấn đề về hợp đồng, lương, đóng và nhận các loại bảo hiểm, thủ tục thanh lý hợp đồng nhận lại tiền ký quỹ tại Việt Nam... |
Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội hợp tác tại tỉnh Bến Tre Đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) do TS.Trần Hải Linh - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Chủ tịch Hiệp hội làm Trưởng đoàn vừa có buổi trao đổi, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Bến Tre. |
Lao động Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Incheon, Hàn Quốc (Ảnh tư liệu: Mạnh Hùng/PV TTXVN tại Hàn Quốc). |
Hội thảo, nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc (1992 - 2022), nhằm điểm lại hoạt động đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong gần 30 năm qua, cũng như đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này.
Hội thảo có sự tham dự của các đại diện của Đại sứ quán Việt Nam, Ban quản lý lao động Việt Nam, Văn phòng EPS, Trường đào tạo quan hệ chủ thợ, 20 Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài tại các địa phương của Hàn Quốc, Cơ quan bảo hiểm hưu trí quốc gia Hàn Quốc.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng nêu rõ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức được bắt đầu từ năm 1993 thông qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. 30 năm qua, quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp và không ngừng phát triển đã đem lại lợi ích kinh tế cho người dân và doanh nghiệp của cả hai nước.
Cùng với việc gia tăng đáng kể số lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, công tác tư vấn, hỗ trợ người lao động cũng được thực hiện có hệ thống và ngày càng hiệu quả, thiết thực. Đại sứ quán Việt Nam luôn đồng hành, phối hợp cùng các trung tâm hỗ trợ lao động để cùng tìm giải pháp nhằm tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ người lao động một cách thực chất, hiệu quả và toàn diện,
Bà Tạ Thị Thanh Thúy, Trưởng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã điểm lại quá trình hợp tác gần 30 năm về lao động, việc làm và an sinh xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là lĩnh vực cung ứng và sử dụng lao động.
Kể từ năm 2004, khi hai nước ký thỏa thuận về tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (viza E-9), đến nay đã có khoảng 130.000 lượt lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Cùng với đó, các chương trình lao động thuyền viên (viza E-10); lao động có chuyên môn kỹ thuật cao (E-7), lao động thời vụ trong nông nghiệp (viza E-8 và C-4) cũng được hai bên triển khai đa dạng và hiệu quả.
Ban quản lý lao động đã tích cực phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Hàn Quốc triển khai tốt các thỏa thuận giữa hai chính phủ, tham mưu để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người lao động. Đặc biệt, Ban quản lý đã phối hợp với các đơn vị hữu quan, đặc biệt là hệ thống Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài để tư vấn, cung cấp thông tin hỗ trợ thiết thực cho người lao động trong thời gian sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc.
Công tác tư vấn hỗ trợ người lao động đã được thực hiện bài bản, quy củ với việc chủ động cập nhật các hướng dẫn, quy định mới của Chính phủ Hàn Quốc liên quan đến lao động nước ngoài để thông tin kịp thời đến người lao động Việt Nam qua các kênh khác nhau như website của cơ quan đại diện, fanpage của Ban Quản lý lao động, tư vấn viên người Việt tại các Trung tâm Hỗ trợ lao động nước ngoài, các Hội, chi hội người Việt tại các địa phương.
Ban Quản lý lao động lập đường dây nóng để trực tiếp tư vấn cho người lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát; phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm Hỗ trợ lao động nước ngoài, Hiệp hội Thủy sản, đại lý tàu cá, đại diện doanh nghiệp phái cử thuyền viên để kịp thời tư vấn, hỗ trợ cho người lao động khi có yêu cầu; thường xuyên tổ chức các buổi thăm hỏi, gặp gỡ, động viên đối với các nhóm cộng đồng lao động tại các địa phương để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động và hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh bao gồm cả hỗ trợ giải quyết hậu sự cho các trường hợp lao động bị tử vong.
Tại hội thảo, đại diện các Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài đã trao đổi về công tác tư vấn cho người lao động, các vấn đề thường gặp liên quan đến tiền lương, nợ lương, chuyển nơi làm việc, chế độ bảo hiểm cho người lao động. Những nội dung trao đổi của các trung tâm tập trung vào việc nhận bảo hiểm hưu trí đối với người lao động, việc cấp chứng minh thư người nước ngoài đối với một số trường hợp đặc biệt. Cán bộ của cơ quan bảo hiểm hưu trí quốc gia Hàn Quốc và Cơ quan xuất nhập cảnh đã trao đổi, giải đáp các thắc mắc.
Đây là hội thảo đầu tiên thu hút hầu hết các Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài tại Hàn Quốc tham dự và chia sẻ thông tin. Đây cũng là cơ hội để các trung tâm chia sẻ mô hình hoạt động hỗ trợ người lao động nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người lao động Việt Nam.
Hà Nội - Seoul (Hàn Quốc) hợp tác hỗ trợ người lao động Ngày 5/8, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul Kim Ki Chul dẫn đầu, sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, hai bên đã thảo luận nhiều giải pháp hợp tác hỗ trợ người lao động. |
Gặp mặt, tư vấn pháp luật, hỗ trợ người lao động EPS Việt Nam tại Hàn Quốc Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS tại Hàn Quốc phối hợp với Ban Quản lý lao động Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài các thành phố Ansan, Gimpo tổ chức gặp mặt, tư vấn pháp luật, hỗ trợ các vấn đề vướng mắc và giao lưu với người lao động EPS Việt Nam (E9) đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. |