Năm quốc tế về trái cây và rau
Đại sứ quán New Zealand và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ tiền mặt cho 350 lao động giúp việc
Hơn 350 người lao động hiện là nhân viên giúp việc gia đình tại TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, và Hải Phòng nhận khoản hỗ trợ tiền mặt và đào tạo lên đến 830 triệu VND (tương đương khoảng 50.000 đô la New Zealand).
|
Báo chí góp phần đưa thông tin về các hoạt động đối ngoại nhân dân đến với bạn đọc trong nước và quốc tế
Chủ tịch Nguyễn Phương Nga gửi lời cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí đã hợp tác chặt chẽ với VUFO và các tổ chức thành viên trong thời gian qua, góp phần đưa thông tin về các hoạt động đối ngoại nhân dân đến với đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế.
|
Trong thông điệp của Liên hiệp Quốc, Tổng Thư ký António Guterres kêu gọi cách tiếp cận toàn diện hơn đối với dinh dưỡng và tính bền vững. Đây là cơ hội để xem xét hệ thống lương thực vốn mong manh trước thách thức của khí hậu và dịch bệnh.
Sáng kiến này của Liên hiệp Quốc đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của trái cây và rau quả đối với dinh dưỡng con người và an ninh lương thực. Có tới 50% trái cây và rau quả được sản xuất ở các nước đang phát triển bị mất trong chuỗi cung ứng giữa thu hoạch và tiêu thụ. IYFV 2021 sẽ thúc giục các nỗ lực cải thiện sản xuất bền vững và giảm thiểu chất thải, hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), giảm thất thoát và lãng phí lương thực, cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực, giảm phát thải khí nhà kính, giảm áp lực lên tài nguyên nước và đất, đồng thời tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế thông qua việc chọn lựa mô hình tăng trưởng thông minh hơn.
Nông pháp sinh học là cần thiết
Nói đến rau - trái cây là nói đến nông nghiệp, một thế mạnh phát triển của Việt Nam. Chính phủ trong năm 2020 cũng đã khẳng định vai trò trụ đỡ trong đại dịch COVID-19 của ngành nông nghiệp quốc gia.
Tại Mekong Connect 2020, ông Nguyễn Lâm Viên - CEO Vinamit cho rằng trước đây, nông nghiệp Việt Nam dựa vào phương pháp hóa học (ông gọi là “nông pháp hoá học). Nhưng khi tiêu dùng thay đổi theo xu hướng sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe thì công nghệ sinh học bùng nổ, phương pháp sinh học cho nông nghiệp (nông pháp sinh học) ra đời.
Theo kinh nghiệm của Vinamit, khi đào sâu vào, lĩnh vực khoa học sinh học càng mở ra nhiều hướng nghiên cứu hơn. “Khoa học sinh học rất phù hợp với những gì chúng ta đang kêu gọi một nền sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, bền vững, có hàm lượng công nghệ cao”, ông Viên cho biết. “Năng suất dĩ nhiên thấp hơn dùng phương pháp hóa học, nhưng năm nay đạt 80%, năm sau có thể lên 90-100%”. Mà “trồng cây xuống là phải nghĩ đến thức ăn cho cây, giữ mối quan hệ tương lân với côn trùng, nấm… Tức là phải tạo môi trường để mọi sinh vật cộng sinh, tương tác, giảm nguy cơ sử dụng hóa chất, tăng tính hữu ích”.
Ông bảo rất đồng cảm với người nông dân, trồng 2-3 vụ là sâu bệnh bắt đầu tấn công, bắt buộc phải xịt thuốc trừ sâu, có khi từ trong hạt giống đã có thuốc, mà lại là những loại thuốc thế giới đã cấm như Cabendazim.
“Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sửa được cách làm này nếu mọi người hiểu được tuần hoàn, bền vững thì làm nông nghiệp không cần vướng bận đầu vào. Chúng ta phải tự thay đổi, tìm cách vượt qua rào cản, truyền thông từ từ để người sản xuất và tiêu dùng hiểu và thông cảm, rồi dần dần sẽ hạ được giá thành, các bên tìm được mức giá mong đợi. Đầu tiên cứ dựa vào tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn kèm theo của mỗi quốc gia mà khách hàng yêu cầu”, ông nói thêm.
Nông pháp sinh học được châu u xem là quay về một cách sống, một cách liên kết niềm tin đã mất giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn tìm sản phẩm, tìm người sản xuất, tìm phương pháp và phải trực tiếp nhìn thấy mới tin. Vì thế, trách nhiệm nhà sản xuất ngày nay phải cao hơn, phải tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua số hóa để mang sự tử tế đến trái tim người tiêu dùng. Tiêu chí đầu tiên là không sử dụng thuốc BVTV, không có dư lượng kim loại nặng, không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia hóa học.
“Chúng ta sẽ từng bước tạo ra mạng lưới, thị phần, hệ liên kết ở nhiều tỉnh thành; tạo ra trào lưu mới để từng bước sửa cách làm và thay đổi. Cần chủ động dùng sinh y để chữa bệnh chứ đừng phụ thuộc vào thuốc”, ông Viên bày tỏ mong muốn.
“Thần hộ mệnh” cũng bầm dập do người nhà
Nói về nông nghiệp ở miền Tây, hễ ai lo được đầu ra cho nông sản thì người đó giống như “thần hộ mệnh” của bà con. Nhưng trò chuyện với ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Vina T&T Group tại Mekong Connect 2020, mới thấy “thần hộ mệnh” cũng bị “bầm dập” do người nhà.
Vì “cái khó là nông dân mình không muốn làm khi DN đặt vấn đề tiêu chuẩn. Bán cho thương lái đi thị trường dễ tính đâu cần tiêu chuẩn gì đâu. Ví dụ tại một thời điểm, giá thanh long bán cho thương lái 12.000 đồng/kg, nhãn 17.000 đồng/kg. Trong khi đó, Vina T&T tìm những nông dân tiến bộ, chịu thay đổi để bao tiêu với giá 35.000 đồng/kg nhãn, thanh long 22.000 đồng/kg theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ. Chẳng có gì phải lo. Mà số nhà vườn chuyển đổi thì không nhiều lắm”, ông Tùng nói.
Mỹ quy định quản lý theo mã số định vị vùng trồng, thường là 10ha nếu liên kết nhiều. Nhưng Việt Nam, diện tích vùng trồng manh mún, nhỏ lẻ nên khó làm được như họ. “Chúng tôi kiến nghị hạ diện tích quy định này xuống mức có thể quản lý được và phía Mỹ đã đồng ý hạ còn 5ha”, ông Tùng cho biết.
Cái khó nữa là bà con chuyển đổi cây trồng quá nhanh, DN theo không kịp. “Vừa nghe thanh long đỏ có giá là đốn sạch cây cũ chuyển qua trồng thanh long đỏ. Vài năm sau, khi thanh long trắng được nhiều nước khác chuộng hơn thì lại không có hàng để bán. Thương lái Trung Quốc vốn dẫn dụ rất hay, 10 xe đầu cho đi ào ào, 100 lời 300, rồi 1.000 xe sau bắt đầu trả giá, chỉ còn lời được 50, có khi ít hơn rồi lỗ luôn. Trồng quá nhiều, bán không được, phải giải cứu. Nhiều người lỗ nặng thấy thương nhưng vẫn cứ khè nhau ông này ông kia nhờ bán cho Trung Quốc nên mới giàu”.
Không thể cứ bị dẫn dụ hoài rồi đốn sạch cây này để trồng cây khác không phải của mình, trong khi nhãn ở cù lao An Hòa, xoài Cao Lãnh, xoài cát Hòa Lộc… là nhóm hàng bản địa đang có lợi thế của ĐBSCL.
Mà thực ra, ngay từ đầu người trồng chưa tự tin về sản phẩm của mình, có chỗ còn trồng riêng để ăn, phần khác để bán cho thị trường dễ tính, phẩm chất rất khác nhau. “Chúng ta không nên phân biệt thị trường khó tính hay dễ tính mà phải trồng sản phẩm chuẩn sao cho thị trường nào cũng chấp nhận, được giá, chỗ nào có nhu cầu thì bán”, ông Tùng khuyên.
Vina T&T đã kết nối với nông dân, HTX chấp nhận làm theo tiêu chuẩn để tham gia chuỗi cung ứng. Sản phẩm có rồi thì lựa chọn cái nào đủ điều kiện chuẩn mực, bảo quản tốt nhất và đem xuất khẩu vào thị trường cần, như vậy sẽ có giá tốt. Bưởi, xoài, sầu riêng, nhãn, dừa… đều xuất khẩu được. Có điều trong khả năng của mình, DN chỉ bao tiêu được phần nào thôi, ví dụ năm nay xuất được 1.000 tấn thì bao tiêu 100-200ha.
Sự bất an đến từ các cấp có thẩm quyền là một số loại thuốc Việt Nam cho sử dụng nhưng một số nước khác đã cấm, có loại cấm từ năm 2016 nhưng Việt Nam vẫn lưu hành tới tháng 3.2019. Điều này khiến DN xuất hàng thiệt hại, nếu bị đưa vào “danh sách đen” thì coi như phá sản.
Đại sứ quán New Zealand và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ tiền mặt cho 350 lao động giúp việc
Hơn 350 người lao động hiện là nhân viên giúp việc gia đình tại TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, và Hải Phòng nhận khoản hỗ trợ tiền mặt và đào tạo lên đến 830 triệu VND (tương đương khoảng 50.000 đô la New Zealand).
|
Báo chí góp phần đưa thông tin về các hoạt động đối ngoại nhân dân đến với bạn đọc trong nước và quốc tế
Chủ tịch Nguyễn Phương Nga gửi lời cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí đã hợp tác chặt chẽ với VUFO và các tổ chức thành viên trong thời gian qua, góp phần đưa thông tin về các hoạt động đối ngoại nhân dân đến với đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế.
|
Trồng rau ở châu Phi, bộ đội Việt Nam khiến bạn bè quốc tế nể phục
Mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng “mũ nồi xanh” của QĐND Việt Nam như một đại sứ, cầu nối giữa Việt Nam với bạn bè các nước trong phái bộ và người dân nước sở tại.
|