Mỹ và những mục tiêu chiến lược ở Biển Đông
Tàu hải quân của Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia tập trận tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: The Hindu) |
Trong vài năm qua, Biển Đông đã nổi lên như một “đấu trường” cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc ở vùng biển này, bao gồm các hoạt động xây dựng đảo và thiết lập căn cứ trên diện rộng tại các địa điểm mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, cũng như các hành động của lực lượng hàng hải Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách của Bắc Kinh trước những tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng trong khu vực như Philippines và Việt Nam, đã khiến các nhà quan sát Mỹ ngày càng lo ngại.
Đây là khu vực có tầm quan trọng về chiến lược, chính trị và kinh tế đối với Mỹ, cũng như các đồng minh và đối tác của Washington.
Bên cạnh đó, các hành động của lực lượng hàng hải Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông cũng là một mối quan tâm khác đối với giới quan sát Mỹ.
Tác giả Ronald O'Rourke nhận định, sự quyết đoán của Trung Quốc đối với các khu vực biển Biển Đông, Biển Hoa Đông về cơ bản có thể ảnh hưởng đến các lợi ích chiến lược, chính trị và kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và nhiều nơi khác.
Mục tiêu của Mỹ là gì?
Tác giả bài viết đã nêu ra những mục tiêu chung của Mỹ trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Theo đó, các mục tiêu tiềm năng tổng thể của Mỹ có thể bao gồm:
Thứ nhất, thực hiện các cam kết an ninh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có các cam kết hiệp ước với Nhật Bản và Philippines;
Thứ hai, duy trì và củng cố cấu trúc an ninh do Mỹ lãnh đạo ở Tây Thái Bình Dương, gồm các mối quan hệ an ninh của Mỹ với các đồng minh hiệp ước và các quốc gia đối tác;
Thứ ba, duy trì cán cân quyền lực trong khu vực có lợi cho Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác của Mỹ;
Thứ tư, bảo vệ nguyên tắc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và chống lại sự nổi lên của cách tiếp cận “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” trong các vấn đề quốc tế;
Thứ năm, bảo vệ nguyên tắc tự do trên biển, đôi khi còn được gọi là tự do hàng hải; ngăn cản Trung Quốc trở thành bá chủ khu vực ở Đông Á;
Thứ sáu, theo đuổi những mục tiêu này như một phần trong chiến lược lớn hơn của Mỹ nhằm cạnh tranh chiến lược và quản lý các mối quan hệ với Trung Quốc.
Mỹ cần làm gì ở Biển Đông?
Để đạt được các mục tiêu nói trên, nhất là ở Biển Đông, Mỹ cần làm những gì?
Qua trao đổi với trang Breaking Defense, theo Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Elaine Luria và các nhà phân tích, hải quân Mỹ cần chuẩn bị cho một cuộc chơi dài hơi bằng cách tăng cường sự hiện ở Biển Đông.
Bà Luria, thành viên của Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, nhấn mạnh: “Đây là một vấn đề vô cùng nghiêm túc. Chúng ta cần chứng minh được rằng, Mỹ hay các đồng minh sẽ không chấp nhận Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác đưa ra các yêu sách hàng hải vô căn cứ”.
Theo bà Luria, Mỹ cũng cần duy trì “sự hiện diện liên tục và có cân nhắc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Trong khi đó, Brent Sadler, thành viên tại Quỹ Di sản, nhận định: “Mục đích của các chiến dịch tự do hàng hải và đẩy mạnh sự hiện diện là khiến các nước chấp nhận sự hiện diện của Mỹ ở những nơi luật pháp và tiền lệ hàng hải quốc tế cho phép”.
Chuyên gia Sadler nói thêm: “Mỹ cần duy trì sự hiện diện ổn định và các chiến dịch tự do hàng hải thường xuyên ở Đông Á trong thời gian dài”.
*Tác giả Ronald O'Rourke là chuyên gia nghiên cứu các vấn đề hàng hải, hiện đang làm việc tại Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội (CRS) của Thư viện Quốc hội Mỹ.
Quan hệ Mỹ - Trung - Nga theo góc nhìn tam giác chiến lược Vừa qua, tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quan hệ Mỹ - Trung - Nga theo góc nhìn tam giác chiến lược” nhằm phân tích, đánh giá quan hệ 3 nước Mỹ - Trung - Nga theo góc nhìn tam giác chiến lược trong quá khứ và hiện tại. |
Hải quân Mỹ và Úc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông Hai chiến hạm của Mỹ và Úc vừa kết thúc đợt tập trận ở Biển Đông từ ngày 6-11.6 |
Mỹ phóng 2 tên lửa đa năng SM-6 nhưng vẫn đánh trượt mục tiêu Để tăng cường khả năng thành công cho pha đánh chặn, quân đội Mỹ đã phóng 2 quả tên lửa SM-6 đối phó với tên lửa đạn đạo tầm trung nhưng tất cả đều "bắt hụt" mục tiêu. |