Mỹ "ghẻ lạnh" NATO là cơ hội cho "gấu" Nga bừng tỉnh?
Các học giả và những nhà chính trị ủng hộ NATO chưa bao giờ mệt mỏi trong việc trích dẫn kết quả các cuộc thăm dò và nghiên cứu cho thấy phần lớn người Mỹ tiếp tục ủng hộ liên minh. Thường xuyên, họ đưa ra lý lẽ này để chứng minh việc tổng thống Trump đã sai khi luôn thể hiện sự hoài nghi về tính chính đáng của NATO trong cái nhìn của công chúng Mỹ. Tuy nhiên, việc ủng hộ NATO này được xây dựng trên một nền tảng mang đầy những mánh khóe.
Rất ít các cuộc thăm dò dư luận về NATO đưa ra quy mô rủi ro mà người Mỹ sẽ phải chịu vì bổn phận của Washington trong điều khoản 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Trong điều khoản này, các nước ký cam kết sẽ coi một cuộc tấn công vào bất cứ thành viên nào là tấn công vào cả khối NATO. Câu hỏi phổ biến được đưa ra với người tham gia cuộc thăm dò là liệu Mỹ có nên bảo vệ một nước X nếu Nga tấn công nước này không. Một câu hỏi trung thực hơn sẽ là liệu Mỹ có nên bảo vệ đất nước X khỏi 1 cuộc tấn công của Nga ngay cả khi hành động như vậy sẽ gây nên một cuộc chiến hạt nhân với Nga khiến cho hàng triệu người Mỹ thiệt mạng.
Quân đội NATO tập trận tại Ba Lan. |
Giả dụ, một kịch bản xấu nhất như vậy xảy ra, bổn phận của Washington trong điều khoản 5 sẽ đưa nước Mỹ lên sân khấu. Sự leo thang rủi ro đặc biệt có thể xảy đến trong phương diện bảo bảo vệ Estonia và các nước cộng hòa vùng Baltic. Nghiên cứu năm 2016 của tập đoàn RAND kết luận rằng NATO gần như không thể bảo vệ các thành viên vùng Baltic chống lại một cuộc tấn công toàn diện của Nga trong vài ngày mà không mở rộng thêm lực lượng hiện đang triển khai của liên minh. Sau khi mở rộng và nâng cấp lực lượng, việc tiến hành cuộc chiến chỉ với vũ khí thông thường (phi hạt nhân) là điều rất mơ hồ. Sự leo thang tới mức độ chiến tranh hạt nhân là một mối đe dọa liên hiện hữu.
Ngay cả khi không có đòi hỏi về “sự trung thực trong quảng cáo”, sự ủng hộ của công chúng Mỹ với NATO đã không còn như cũ. Nghiên cứu trưởng tại Tổ chức Eurasia Group, Mark Hannah thừa nhận điểm này sau một cuộc thăm dò dư luận do tổ chức của ông mới thực hiện. Ông lưu ý: “Trong năm thứ 2 liên tiếp, khi đối mặt với một kịch bản giả thiết rằng Nga sẽ tấn công Estonia thành viên NATO, người Mỹ đã chia rẽ một cách sâu sắc về việc liệu họ có muốn đất nước mình đáp trả bằng quân sự hâu không. Điều này xảy ra sau khi những người trả lời được nhắc lại về điều khoản 5, một phần của hiệp ước NATO bắt buộc Mỹ phải đáp trả lại một hành động như vậy, và sau khi họ được chỉ ra rằng hành động của Mỹ là phương thức duy nhất để khiến Nga phải lui bước”.
Nói cách khác, ngay cả với những từ ngữ được thiết kế để có thể gợi ra những câu trả lời tích cực và việc không để lộ rủi ro hạt nhân thảm khốc đến từ bổn phận quân sự của Mỹ với một thành viên NATO – cuộc điều tra cho thấy không có sự ủng hộ rõ ràng của công chúng để Mỹ bảo vệ đồng minh của mình. Ông Hannah kết luận: “Nói cách khác, không chỉ tổng thống Donald Trump là người duy nhất hoài nghi về NATO. Đó là những người dân Mỹ. Với phạm vi mà công dân Mỹ nghĩ về NATO, họ không đồng ý khi thực hiện những cam kết của mình phải trả cái giá là sự hi sinh”. Ông Hannah đã đúng. Vì nếu người Mỹ được nói rõ ràng về rủi ro hạt nhân, khả năng lớn sẽ có những cảm xúc chống lại NATO dấy lên.
Xét về mặt nào đó, ông Trump đang thể hiện ý chí của dư luận và người dân nước mình khi hoài nghi về vai trò của NATO. |
Sự hoài nghi của dư luận Mỹ về việc phải chịu một rủi ro chết chóc như vậy đã hoàn toàn được chứng thực. Câu hỏi đầu tiên mà các lãnh đạo Mỹ cần hỏi về bất cứ cam kết nào với liên minh là liệu đồng minh đó có đáng để hy sinh tài sản và tính mạng của người Mỹ. Liệu đất nước đó có vị trí chiến lược lớn hay tầm quan trọng về kinh tế quan trọng với Mỹ? Rủi ro của việc gây chiến để bảo vệ một đất nước khác không phải là một vấn đề có thể hờ hững. Một liên minh quân sự với bổn phận lớn như vậy không giống như hợp tác về kinh tế hay xã hội. Những bổn phận này rất nghiêm trọng. Và các nhà hoạch định chính sách không bao giờ nên thực hiện nó một cách bất cẩn vì nghĩ Mỹ là một nước quyền lực, có thể thực hiện gần như bất cứ cam kết nào, tin rằng không có đối thủ nào dám khinh suất hay cả gan để thách thức mình. Lịch sử ngoại giao quốc tế đã chứng kiến nhiều ví dụ về việc các cường quốc đã thất bại trong việc bảo vệ đồng minh và những nước vệ tinh của mình.
Washington đang ngầm cho rằng Nga sẽ không dám thách thức những cam kết trong điều khoản 5 của NATO. Không bao giờ nên đem sự lừa phỉnh lên bàn cờ về chính sách ngoại giao, cả với Mỹ, bổn phận coi một cuộc tấn công vào bất cứ thành viên NATO nào (dù nó có vô nghĩa đến đầu) là một cuộc tấn công vào chính đất nước Mỹ sẽ đẩy nền cộng hòa của nước này vào rủi ro. Một cường quốc thông minh sẽ không tự đẩy mình vào vị thế như vậy.
Sẽ đặc biệt dại dột nếu hành động như vậy khi nước đồng minh được bảo vệ không mang tính thiết yếu với an ninh của riêng nước Mỹ. Estonia và cá thành viên khác tham gia NATO vào cuối những năm 1990 chưa đạt được 1 tiêu chuẩn như vậy đối với nước Mỹ. Trong Chiến Tranh Lạnh, các nước Đông Âu là phần thưởng mang tính chiến lược và kinh tế. Khi đó Mỹ không chỉ đối mặt với sự thách thức về địa chính trị mà còn là một tôn giáo, chủ nghĩa toàn trị, sự bành trước về quyền lực. Nhiệm vụ giữ Châu Âu khỏi quỹ đạo của Moscow khi đó mang một rủi ro rất lớn.
Dù phần thưởng của việc bảo vệ các tài sản chiến lược và kinh tế là gì như Anh, Pháp, Ý và Đông Đức, những sự suy xét để hành động như vậy sẽ không còn được lặp lại nữa. Nga là một đất nước tiêu chuẩn, một quyền lực khu vực chứ không phải là một nước toàn trị với tham vọng bành trướng toàn cầu. Hơn nữa, các thành viên của Liên minh Châu Âu có thừa dân số và tài nguyên kinh tế để xây dựng bất cứ lực lượng nào mà họ nghĩ rằng cần thiết để đối đầu và ngăn chặn Moscow. Với Mỹ, sẽ là “điên rồ” về mặt chính sách ngoại giao nếu “đem sinh mệnh quốc gia” để bảo vệ Châu Âu đặc biệt là các nước nhỏ ở vùng Baltic hay nơi nào đó tại Đông Âu.
Đã muộn để những gương mặt ủng hộ NATO trong giới tinh hoa về chính trị và chính sách tại Mỹ thú nhận với những người dân Mỹ. Người dân Mỹ xứng đáng biết được những rủi ro mà họ và người thân đang phải gánh chịu bởi những bổn phận của Washington, đặc biệt là những bổn phận với các đồng minh NATO yếu đuối và tầm thường nằm ngay gần biên giới Nga. Người ta sẽ thấy ngay sự thật về sự ủng hộ của người dân Mỹ nếu câu chuyện này hoàn toàn được công khai.