Mỹ công nhận phán quyết của PCA năm 2016 về Biển Đông
Hôm qua 22.2, tờ The Philippine Star đưa tin Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Sullivan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Hermogenes Esperon nhân kỷ niệm 70 năm hai nước ký hiệp ước phòng thủ chung.
Theo phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Emily Horne, trong trao đổi, đại diện hai nước bày tỏ vui mừng trước dịp kỉ niệm 70 năm ký kết Hiệp ước phòng thủ tương trợ Mỹ-Philippines, thảo luận cơ hội mở rộng liên minh song phương.
Ông Horne cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia Sullivan tái khẳng định quan điểm của chính quyền Tổng thống Joe Biden công nhận phán quyết của PCA chiểu theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý.
Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz trong cuộc tập trận chung với tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông vào ngày 9.2 ẢNH: US NAVY |
Ngày 12/7/2016, PCA ra phán quyết quan trọng liên quan đến vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc về yêu sách “đường 9 đoạn” ở Biển Đông. Đây là phán quyết quốc tế đầu tiên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Tại thời điểm đó, Mỹ cho rằng phán quyết của PCA là đóng góp quan trọng cho giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp ở Biển Đông.
Cùng ngày 22.2, trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nhận xét việc chính quyền của ông Biden đưa ra tuyên bố trên nhằm chứng tỏ Mỹ sẽ đứng về phía các đồng minh như Philippines trong các vấn đề về Biển Đông và thậm chí hơn thế nữa.
“Cùng với các tuyên bố từ chính quyền của Tổng thống Biden về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Đài Loan, Hồng Kông… thì có thể thấy tân chủ nhân Nhà Trắng nhấn mạnh rõ ràng về việc không chấp nhận các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh đối với Biển Đông, cũng như các hành vi đe dọa nhằm vào Đài Loan”, ông Nagy đánh giá.
Thời gian gần đây, Mỹ liên tục có nhiều động thái “răn đe” Trung Quốc về Biển Đông.
Cụ thể, Mỹ đã chỉ trích luật hải cảnh mới của Trung Quốc - vốn cho phép hải cảnh Trung Quốc nổ súng nhằm vào tàu nước ngoài ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Ngày 20.2, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng định nước này “quan ngại về ngôn từ trong luật hải cảnh mới vốn rõ ràng ẩn chứa rủi ro tiềm tàng là lực lượng hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực để củng cố yêu sách của Trung Quốc, các tranh chấp biển và lãnh thổ đang diễn ra ở biển Hoa Đông và Biển Đông”.
Trước đó, Mỹ đã chủ động nhóm họp các ngoại trưởng thuộc nhóm “bộ tứ kim cương” (gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ). Sau cuộc họp, thông cáo từ Bộ Ngoại giao Nhật cho thấy “bộ tứ” đã thảo luận về luật hải cảnh mới của Trung Quốc.
Về mặt quân sự, 2 nhóm tác chiến tàu sân bay của nước này là USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và USS Nimitz (CVN 68) vừa có cuộc tập trận chung ở Biển Đông vào ngày 9.2.
Theo PCA, yêu sách của Trung Quốc về "quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" là trái với UNCLOS, Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong cái gọi là "đường 9 đoạn".
Về phần mình, Trung Quốc đã ra tuyên bố cho biết nước này không chấp nhận cũng như không công nhận phán quyết của PCA.
Trung Quốc tung dự Luật Hải cảnh mới: Nên khởi kiện ra Tòa án quốc tế Chính phủ Trung Quốc vừa công bố dự thảo luật hải cảnh và dự định sẽ sớm thông qua dự luật này. Đây có thể là dấu hiệu báo trước các vụ xâm phạm vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông và Biển Hoa Đông do tàu Trung Quốc thực hiện sẽ tăng lên trong thời gian tới đây. |
Tòa án tối cao Wisconsin bác đơn kiện của ông Trump, chỉ rõ “có mùi phân biệt chủng tộc” Vụ kiện ở Wisconsin nằm trong hàng loạt diễn biến pháp lý từ chiến dịch của Tổng thống Trump, người không công nhận kết quả bầu cử năm 2020. |
Tòa án Tối cao Wisconsin bác đơn kiện của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump Tòa án tối cao của bang Wisconsin ngày 3/12 đã bác bỏ một vụ kiện bầu cử do đội ngũ pháp lý của ông Trump đệ trình. |