Mỹ chờ dẫn độ người sáng lập WikiLeaks vừa bị bắt tại Anh
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange (giữa, phía sau) bị cảnh sát bắt giữ và áp giải khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London ngày 11/4. Nguồn: Rupit |
Trong vài giờ sau khi cảnh sát đưa ông ra khỏi đại sứ quán, người đàn ông Úc 47 tuổi này, bị đưa đến tòa xét xử và bị buộc tội vi phạm các điều kiện tại ngoại của Anh hồi năm 2012 và phải đối mặt với yêu cầu dẫn độ của Mỹ sau đó.
Sau khi Assange bị bắt và dẫn vào xe cảnh sát ở thủ đô của Anh, các quan chức Mỹ đã tiết lộ một bản cáo trạng chống lại ông ta về việc âm mưu xâm nhập máy tính và phát tán thông tin mật của chính phủ Mỹ.
Tờ The Sun cho biết ông này đang bị giam giữ tại nhà tù Wandsworth ở phía nam London, nơi Assange đã trải qua chín ngày vào năm 2010 sau một cuộc điều tra về cáo buộc tấn công tình dục ở Thụy Điển mà nay đã bị bãi bỏ.
Được coi là "nhà tù đông đúc nhất" ở Anh trong lần kiểm tra cuối cùng vào năm 2018, cơ sở xây dựng từ thế kỷ 19 này giam giữ khoảng 1.600 tù nhân.
Các thanh tra viên phát hiện "hầu hết các tù nhân chia sẻ phòng giam được thiết kế cho một người" trong khi hơn một phần ba "đang được điều trị về tâm lý cho các vấn đề lạm dụng chất gây nghiện".
Assange đã bị tạm giam vào tù hôm thứ năm tại một phiên điều trần ngắn trước một thẩm phán London, người đã tuyên bố ông này vi phạm các điều kiện tại ngoại của Anh hồi năm 2012 khi trốn tại Đại sứ quán Ecuador vào tháng 6/2012.
Được biết, Assange có thể phải lãnh án một năm tù khi bị kết án vào một ngày chưa được xác định sau đó.
Vụ án dẫn độ riêng của anh ta sẽ được xét xử tiếp theo qua video tại Tòa án sơ thẩm Westminster vào ngày 2/5.
Luật sư của Assange, bà Jennifer Robinson, xác nhận sẽ “chiến đấu" chống việc dẫn độ sang Hoa Kỳ.
"Ông ấy nói: ‘Tôi đã nói rồi’", Robinson nói với các phóng viên và những người ủng hộ, bao gồm cả nhà thiết kế thời trang Vivienne Westwood, bên ngoài tòa án vào thứ Năm.
Tổng biên tập WikiLeaks Kristinn Hrafnsson cảnh báo những lo ngại Mỹ sẽ thêm nhiều cáo buộc, nghĩa là Assange có thể phải đối mặt với án tù kéo dài nhiều thập kỷ trong một nhà tù Mỹ.
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange chụp từ ngoài xe cảnh sát. |
Tranh cãi việc dẫn độ
Assange đã xin tị nạn tại cơ sở của Ecuador ở quận Knightsbridge sang trọng của London sau khi một thẩm phán người Anh phán quyết ông nên bị dẫn độ về Thụy Điển để đối mặt với các cáo buộc tấn công tình dục.
Bên trong tòa nhà, ông này sống trong một căn hộ rộng 18 mét vuông và chỉ bao gồm một chiếc giường, vòi hoa sen, máy tính, máy chạy bộ và lò vi sóng.
Tuy nhiên, mối quan hệ với những người chủ nhà Ecuador dần trở nên không mấy tốt đẹp và Tổng thống Lenin Moreno hôm thứ Năm đã đột ngột rút cơ chế tị nạn và cho phép cảnh sát Anh đến bắt ông Assange.
Thủ tướng Theresa May hoan nghênh vụ bắt giữ vì cho thấy "không ai đứng trên luật pháp".
Nhưng lãnh đạo đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn kêu gọi chính phủ ngăn chặn việc dẫn độ.
"Việc dẫn độ Julian Assange sang Mỹ vì đã phơi bày bằng chứng về sự tàn bạo ở Iraq và Afghanistan nên bị phản đối", ông nói trên Twitter.
Trong khi đó, những lời nói của bà May đã gây ra phản ứng dữ dội trên Twitter từ mẹ của Assange, hiện đang sống ở Úc.
Bà cáo buộc Thủ tướng Anh "cố gắng chuyển sự chú ý ra khỏi tùm xùm Brexit bằng cách cổ vũ cho vụ bắt bớ tàn bạo, bất hợp pháp con trai bà - một nhà báo đoạt giải thưởng can đảm và bị tra tấn".
Những người biểu tình phản đối việc bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks bên ngoài Đại sứ quán Anh ở thủ đô Berlin - Đức hôm 12/4 Ảnh: Reuters |
Mặc dù vậy, các chuyên gia pháp lý cho biết rằng vụ kiện có thể mất vài năm tại tòa án của Anh và nếu được kháng cáo, có khả năng sẽ bị xét xử tại Tòa án Công lý Châu Âu.
"Sẽ rất khó khăn để chống lại việc dẫn độ này - dựa trên bản chất của thỏa thuận dẫn độ Anh-Mỹ", Anthony Hanratty từ công ty luật BDB Pitmans nói với tờ Times.
Ông nói thêm các yếu tố khác bao gồm "sức nặng của sự tin tưởng và hợp tác giữa hai nước mà tòa án Vương quốc Anh coi trọng và áp lực Hoa Kỳ có thể sẽ đưa vào".
Một số trường hợp tương tự trước đây cũng mất vài năm chống lại lệnh dẫn độ.
Hai thẩm phán Anh năm ngoái đã đồng ý ngăn chặn lệnh dẫn độ của hacker bị truy nã, Lauri Love, sang Mỹ, trong một phán quyết được ca ngợi “mang tính bước ngoặt".
Hoa Kỳ lần đầu tiên yêu cầu dẫn độ của Love vào năm 2013.
Trong khi đó Gary McKinnon, một hacker bị chính quyền Mỹ truy nã với cáo buộc xâm nhập vào hệ thống máy tính quân sự, đã tiến hành một cuộc chiến pháp lý kéo dài một thập kỷ và thành công chống lại lệnh dẫn độ anh ta.
Anh Quốc cuối cùng nói rằng họ sẽ không gửi McKinnon đến Mỹ vì nguy cơ cao anh ta sẽ tự tử.
Cả Love và McKinnon đều mắc phải hội chứng Asperger (một dạng hội chứng bệnh rối loạn phát triển), một phần yếu tố dẫn đến phán quyết của tòa./.
Xem thêm
Cận cảnh dàn xe hộ tống Tổng thống Mỹ di chuyển trong ngày thường Không di chuyển trong một sự kiện đặc biệt, đoàn xe hộ tống Tổng thống Mỹ Donald Trump được bảo vệ thế nào trên đường ... |
Quan Sơn: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đẩy lùi tệ nạn xã hội TĐO-Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 4/4/2017 của BCH Đảng bộ huyện nhằm thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời ... |
Người dân đội mưa lội nước, chen chúc nhau trở lại Sài Gòn sau kỳ nghỉ lễ 2/9 Kết thúc kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 3 ngày, hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã ùn ùn kéo về Sài Gòn để ... |