Anh trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 chấm dứt sản xuất điện than
Ngày 30/9, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 chấm dứt việc sử dụng điện than sau khi nhà máy sản xuất điện than cuối cùng của quốc gia này chính thức ngừng hoạt động. Theo đó, nhà máy Ratcliffe on Soar ở hạt Nottinghamshire đóng cửa sau 57 năm cung cấp điện cho hơn 2 triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Sau khi Ratcliffe-on-Soar bị tháo dỡ vào cuối thập niên này, một “trung tâm công nghệ và năng lượng không carbon” sẽ mọc lên ở đó. Điều này cũng đánh dấu sự kết thúc 142 năm sử dụng năng lượng than tại Anh, kể từ năm 1882 khi nhà máy điện than đầu tiên trên thế giới, Holborn Viaduct, bắt đầu phát điện.
Nhà máy điện thang Ratcliffe on Soar |
Điện than từng chiếm tới 80% sản lượng điện của toàn nước Anh vào những năm đầu thập niên 1980 và vẫn chiếm khoảng 40% vào năm 2012. Do thuế carbon ngày càng tăng cao, cùng sự phát triển của những nguồn năng lượng tái tạo rẻ hơn, đến năm 2023, con số này chỉ còn chiếm khoảng 1% tổng sản lượng điện quốc gia.
Đóng cửa nhà máy Ratcliffe-on-Soar là bước đi mang tính biểu tượng cho tham vọng loại bỏ carbon khỏi ngành điện của Anh vào năm 2030, hướng đến mục tiêu trung hòa carbon năm 2050. Việc đóng cửa nhà máy Ratcliffe-on-Soar được các nhà vận động xanh ca ngợi là một thành tựu to lớn của chính phủ trong việc làm giảm lượng khí thải carbon của Anh. "Điều này phát đi thông điệp là Anh đang rất coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu và đây chỉ là bước đầu tiên", bà Jess Ralston, giám đốc viện nghiên cứu ECIU chuyên về năng lượng và môi trường, nói.
Năm 2015, Anh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện than từ năm 2025 sau khi đưa ra các quy định ngày càng nghiêm ngặt để giảm thời gian hoạt động của các nhà máy điện than. Tuy nhiên, giới chức nước này trong nỗ lực củng cố vị thế lãnh đạo của London trong việc loại bỏ than đã kêu gọi rút ngắn thời hạn trên một năm ngay trước khi Anh tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) vào cuối năm 2021. Vào thời điểm đó, gần 30% sản lượng điện của nước Anh đến từ than nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn hơn 1% vào năm ngoái.
“Khoảng 10 năm trước, chúng tôi vẫn sử dụng than ở mức 40%. Và bây giờ, con số này là 0. Đó là một bước nhảy vọt lớn. Việc đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới cả ngành công nghiệp Anh và phần còn lại của thế giới rằng, chúng ta đang rời xa nhiên liệu hóa thạch và hướng tới một tương lai xanh hơn”, nhà phân tích tình báo khí hậu và năng lượng của Anh, ông Jess Ralston, nhận xét.
Anh đặt mục tiêu loại bỏ carbon khỏi ngành điện vào năm 2030 |
Với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Anh cũng có kế hoạch giảm carbon trong lĩnh vực điện lực vào năm 2030. Đây được đánh giá là một bước đi cần thiết để tăng cường sản lượng điện do năng lượng tái tạo cung cấp, như năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Theo công ty điện lực National Grid ESO, tính đến năm 2023, khí đốt tự nhiên chiếm 33% sản lượng điện của Anh, trong khi 25% đến từ năng lượng gió và 13% đến từ năng lượng hạt nhân. Việc giảm điện than đã giúp cắt giảm lượng khí thải nhà kính của Anh, vốn giảm hơn một nửa kể từ năm 1990. “Đây là chương cuối cùng của quá trình chuyển đổi nhanh chóng và đáng kinh ngạc từ quốc gia khởi đầu bằng cuộc cách mạng công nghiệp” - Phil MacDonald, Giám đốc điều hành (CEO) tổ chức nghiên cứu năng lượng toàn cầu Ember, cho hay.
Chính phủ do Công đảng lãnh đạo đã đưa ra kế hoạch phát triển năng lượng xanh sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 7. Theo đó, Anh sẽ thành lập cơ quan quốc doanh mới, chịu trách nhiệm đầu tư vào điện gió ngoài khơi, điện thủy triều và điện hạt nhân, với mục tiêu đưa Anh trở thành siêu cường về năng lượng sạch. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Anh Michael Shanks nêu rõ, mặc dù kỷ nguyên than đá đang dần khép lại, một chương mới đầy hứa hẹn về việc tạo ra nhiều việc làm xanh và bền vững trong lĩnh vực năng lượng đang mở ra trước mắt.
Trái với Anh, điện than vẫn chiếm đáng kể sản lượng điện của một số nước trong nhóm G7, ví dụ như ở Đức là 25% và Nhật Bản là 30% tổng sản lượng điện quốc gia.
Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa carbon, Vinamilk tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. |
2.000 doanh nghiệp trên toàn quốc bị kiểm kê phát thải khí nhà kính Đào tạo nguồn nhân lực cho phát thải carbon thấp là nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược. Khi Việt Nam có nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho thị trường tín chỉ carbon thì mới có thể kiến tạo một nền kinh tế xanh. |