Trang chủ Bờ cõi biển đảo Miền đất - Con người
08:18 | 17/09/2023 GMT+7

Mưu sinh trong mùa nước nổi

aa
Mùa nước nổi (nước lũ) năm nay đã đưa nước tràn đồng, kênh, mương. Đến hẹn lại… vui, nương theo tự nhiên, nhiều người dân vùng đầu nguồn An Giang lại tất bật mưu sinh trong mùa nước nổi.
Phát huy vai trò cầu nối cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với đồng bào trong nước
Quảng Nam: cán bộ tham mưu được tập huấn công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài
Mưu sinh trong mùa nước nổi
Kéo vó cá ở thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Hằng năm, vào tháng 7, lũ từ thượng nguồn sông Mêkông lại tràn về An Giang, mang theo phù sa cùng nhiều nguồn lợi thủy sản giúp hàng nghìn người lao động có thêm thu nhập. Trong niềm vui ấy, nhiều người vẫn đang canh cánh nỗi lo con nước thấp…

Vào mùa đánh bắt

Những ngày này, sáng nào bà Nguyễn Thị Mai, ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, cũng bày bán cá sơn, cá sát, cá lăng, cá lòng tong, cá linh non... Bà Mai nói, cá sơn chiên ăn rất ngon, năm nay xuất hiện nhiều và luôn được bán hết sớm. Bà Mai cho biết thêm, nước về là có cá, dọc theo các kênh, mương ở xã Mỹ Hòa có nhiều bãi lau sậy, giề lục bình, cho nên cá chui vào đó ẩn náu tránh sóng gió, chịu khó đi từ khoảng 2 giờ sáng là xúc được nhiều cá. Cá tự nhiên có giá cao, chịu cực một chút là có tiền xài. Hiện, cá lăng có giá từ 60 nghìn đến 90 nghìn đồng/kg, cá sát từ 60 nghìn đồng/kg trở lên...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, vụ thu đông này cho xả lũ đón phù sa thuộc 28 tiểu vùng với diện tích 30.469 ha. Khi các cánh đồng nghỉ ngơi lại là lúc ốc bươu vàng sinh sôi. Đây cũng là nguồn thu nhập cho nhiều người bắt ốc bán, đồng thời hạn chế được loài ốc này sinh sản phá hoại mùa màng.

Anh Nguyễn Văn Sử, nông dân ở xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, cho biết, ban ngày trời nóng nên lũ ốc trốn hết, khoảng 17 giờ chiều, trời mát chúng lại nổi lên mặt nước kiếm ăn, đẻ trứng cho đến sáng. Một đêm đi kéo có thể bắt hàng trăm cân ốc đem bán cho thương lái với giá 2 nghìn đồng/kg, có thêm thu nhập. Tại xã Vĩnh An hiện có ba thương lái thu mua ốc bươu vàng.

Buổi sáng, cảnh mua bán ốc luôn tấp nập. Anh Trần Văn Na, chủ một vựa ốc cho biết, mỗi ngày các vựa ốc tại Vĩnh An gom được hơn 20 tấn ốc chở ra miền trung bán lại cho các vùng nuôi hải sản làm thức ăn chăn nuôi. Tuy vậy, để có được tiền cũng không phải đơn giản. Nhìn gương mặt phờ phạc của ông Sử cùng hai bàn tay nhăn nheo vì ngâm nước lâu, chúng tôi hiểu việc mưu sinh trong đêm trên đồng nước không hề dễ dàng.

Nước nổi về, vùng nông thôn nhộn nhịp với các hoạt động đánh bắt như kéo lưới, kéo vó, kéo dớn, chài cá... Những cánh đồng ngập nước khiến lũ chuột đồng không nơi ẩn náu phải kéo lên các gò đất cao. Thế là nhiều người đặt bẫy dụ chuột vào, hiện nay giá khoảng 50 nghìn đồng/kg, còn chuột sơ chế rồi có giá 80 nghìn đồng/kg.

Cua đồng, ếch đồng cũng xuất hiện nhiều nên người dân đi đặt lợp hay giăng câu kiếm tiền cũng khá vì giá bán cao. Nông dân Đinh Thanh Giang, ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn chỉ mớ cá lóc đồng dính dớn, nói: “Cá lóc đồng cân tại chỗ hơn 80 nghìn đồng/kg, thịt cá ngọt, ngon, cho nên có bao nhiêu thương lái thu mua hết. Một ngày đặt dớn tại vùng này tôi bán được vài kg cá lóc, rô, thát lát”.

Nhiều ngư dân khác cho biết, tháng 9 bắt đầu đánh bắt cá lai rai, nhưng từ tháng 10 đến tháng 11 là cao điểm của mùa khai thác thủy sản, vì khi đó cá lớn kéo nhau ra sông nên dân trong nghề gọi là “mùa cá chạy” hay “mùa cá ra”.

Ông Ngô Văn Linh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phước cho biết, Vĩnh Phước là vùng đất thấp nhất huyện, tới mùa nước nổi, nước đổ gom về ấp Vĩnh An của xã. Tại An Giang, mấy chục năm nay, nơi đây còn giữ nghề trồng lúa mùa xưa với các giống như chệt cụt, nàng tây đùm, bông sen với diện tích hơn 100 ha. Nông dân Nguyễn Hữu Hoàng trồng 3 ha lúa mùa nổi kể, tháng 6 sạ lúa, chỉ bón ít phân giai đoạn đầu còn lại cứ bỏ mặc cho cây lúa tự phát triển, cho nên lúa mùa vùng này là lúa sạch. Tới tháng 11, nước rút thì bông lúa cũng chín, bình quân 1 ha lúa đạt năng suất từ 1,5 đến 2 tấn.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng cho biết thêm: “Do tốn ít phân bón, công chăm sóc hơn lúa thường, cho nên lợi nhuận lúa sạch cũng khá hơn. Nếu trừ tiền lúa giống, công cắt thì một công (sào) lời hơn ba triệu đồng. Rơm rạ sẽ được đốt thành tro, rồi cho máy đào xới lớp tro này hòa vào đất thành phân bón cho vụ sau trồng mì…”.

Mưu sinh trong mùa nước nổi
Bắt cá trên ruộng lúa mùa ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Nỗi lo mùa nước thấp

Căn nhà chòi của nông dân Nguyễn Thành Lạc, ở ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn nằm trên đồng nước đón gió mát rượi, chung quanh chim trời hót vang, bên dưới mặt nước, cá rô, cá lóc lao lên đớp côn trùng. Ông Lạc có 4,5 ha đất và đã hơn 15 năm qua đều trồng lúa mùa. Ông Lạc cho biết, vùng này vẫn còn phèn nên trồng lúa thường cho năng suất thấp, còn lúa mùa chịu phèn tốt. Nước cao tới đâu thân lúa cao tới đó, tạo chỗ êm ấm cho các loài cá đồng, cá sông vào trú, giúp người trồng lúa có thêm nguồn thu từ cá thiên nhiên. Chỉ vài tay lưới, dớn thì ngày nào cũng bắt vài ký cá. Rau mọc nhiều trong nước nên mùa này nông dân không lo nghĩ nhiều đến bữa ăn hằng ngày.

Ông Nguyễn Thành Lạc tâm sự: “Một năm nông dân vùng này sản xuất hai vụ chính là lúa và khoai mì, thêm vụ mía, vụ nào cũng trúng. Chúng tôi chỉ có hai cái lo. Một là, nước nổi không về khi đó không thể trồng lúa mùa. Nỗi lo còn lại là đầu ra lúa mùa, bởi có tiếng là gạo sạch nhưng rất kén người dùng”. Nỗi niềm của ông Lạc cũng là nỗi niềm chung của nhiều người khi theo thời gian nước nổi về càng thấp, đồng nghĩa với việc tôm, cá cũng bết bát.

Nông dân Phạm Văn Hổ, ở ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân mấy ngày nay cứ nhìn con nước là lòng không vui. Ông nói, ấp Vàm Nao như lòng chảo với các bãi cỏ, lau sậy um tùm là cái nôi cho tôm, cá trú ẩn, nên nơi đây xem như là rốn cá của tỉnh. Năm nay, nước không dâng ngập lòng chảo, tôm, cá không vào bãi đẻ được, cho nên chắc chắn nguồn cá sẽ giảm.

Hiện, ông Hổ đặt dớn bên mép sông, mỗi ngày vẫn bắt được hàng chục cân cá linh, cá lóc, cá thát lát, nhưng không nhiều bằng các năm trước đó. Theo ông Hổ nhớ lại, trước kia nguồn cá nhiều, cho nên phân loại cá lớn như cá lóc, cá hú, cá tra, cá lăng... cân cho thương lái, cá linh giữ lại ủ làm nước mắm. Nước mắm cá linh ngon nổi tiếng, người dân rất thích dùng làm nước chấm. Tháng 9 này mực nước lũ vẫn chưa đạt mức báo động 2. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, nước lũ thấp dần kéo theo nguồn thủy sản tự nhiên giảm, đã tác động đến đời sống người dân vùng lũ. Lũ thấp còn ảnh hưởng nguồn nước tưới tiêu cho các vụ sản xuất.

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã hoàn thiện đề xuất xây dựng dự án hệ thống trữ nước ngọt gắn với hạ tầng phục vụ liên kết sản xuất vùng Tứ giác Long Xuyên gửi Trung ương. Dự án gồm hai hồ chứa nước ngọt, với tổng dung tích trữ 94,53 triệu m³ nước tại vùng Bảy Núi chủ động cấp nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho hơn 17.500 ha của tỉnh, nhất là cho hơn 4.000 ha đất vùng cao và 9.000 ha đất triền cao ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên. Cùng với đó, phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng vùng đồng bằng với diện tích 3.730 ha.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh, việc đầu tư xây dựng hồ chứa với lòng hồ rộng 315 ha để trữ và cung cấp nước ngọt phục sản xuất nông nghiệp cho khu vực, kết hợp kêu gọi đầu tư phát triển du lịch nhằm tái hiện hình ảnh mùa nước nổi đặc trưng của vùng Bảy Núi để giới thiệu đến người dân cả nước. Đồng thời, kết hợp cùng lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, các khu du lịch như Lâm viên núi Cấm, Rừng tràm Trà Sư thu hút du khách đến tham quan và du lịch góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Về Trà Sư trải nghiệm khung cảnh đẹp nên thơ mùa nước nổi Về Trà Sư trải nghiệm khung cảnh đẹp nên thơ mùa nước nổi
Rừng tràm Trà Sư mang một dáng vấp hữu tình, khung cảnh thơ mộng đậm chất sông nước, được coi là điểm đến lý tưởng trong mùa nước nổi ở vùng đất miền Tây Nam bộ hào hào sảng mến khách.
Miền Trung mùa nước nổi xa xôi Miền Trung mùa nước nổi xa xôi
Trước đây, khi cắt xong mấy công đất cuối cùng của vụ lúa hè thu, nhìn con sông Cái nước chảy đục ngầu, dân quê tôi lại lục đục chuẩn bị đón mùa nước nổi. Việc quan trọng nhất đầu mùa là chuẩn bị thật kỹ cho vụ đánh bắt cá tôm, nào là lọp lờ, câu lưới, xuồng ghe. Để khi con nước vừa về là bà con lập tức ra đồng.
Theo Báo Nhân dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trao quà nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây cho 500 đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang

Trao quà nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây cho 500 đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang

Ngày 7/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia tổ chức trao tặng 500 phần quà cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại huyện Tri Tôn, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024.
An Giang hợp tác Campuchia kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh

An Giang hợp tác Campuchia kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh

Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh, Sở Y tế An Giang đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế 2 tỉnh Takeo và Kandal (Vương quốc Campuchia) có nhiều giải pháp chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm và phối hợp phòng ngừa dịch bệnh tại cửa khẩu giữa tỉnh An Giang (Việt Nam) và Vương quốc Campuchia đạt nhiều kết quả...
An Giang, TP.HCM tặng quà cho cộng đồng Hồi giáo nhân tháng lễ Ramadan 2024

An Giang, TP.HCM tặng quà cho cộng đồng Hồi giáo nhân tháng lễ Ramadan 2024

Chiều 6/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Họp mặt Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố, Ban Đại diện các Thánh đường, tiểu Thánh đường, khu vực Hồi giáo nhân tháng Ramadan Hồi lịch 1445 - Dương lịch 2024.

Các tin bài khác

Tặng 50.000 bản đồ Việt Nam trong lễ phát động “Tự hào một dải non sông”

Tặng 50.000 bản đồ Việt Nam trong lễ phát động “Tự hào một dải non sông”

Ngày 24/12, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ phát động cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” với điểm cầu trung tâm tại TP Đà Nẵng và 10 điểm cầu cấp trung ương, 52 điểm cầu cấp tỉnh.
Tư lệnh Quân khu 4 thăm và tặng quà người dân vùng lũ Thừa Thiên Huế

Tư lệnh Quân khu 4 thăm và tặng quà người dân vùng lũ Thừa Thiên Huế

Chiều 15/10, Đoàn công tác Quân khu 4 đã đến thăm, tặng quà nhiều hộ dân vùng lũ ở Thừa Thiên Huế.
Bon Bu Ja Jáh đã khác xưa...

Bon Bu Ja Jáh đã khác xưa...

Từ một bon đặc biệt khó khăn, bon Bu Ja Jáh, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống đồng bào dân tộc Mnông ngày càng ấm no. Kết quả đó là nhờ cấp ủy, chính quyền triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách, cùng với tinh thần đoàn kết nỗ lực vươn lên của người dân bon Bu Ja Jáh.
[Ảnh] Lên Lai Châu xem người H'Mông thi giã bánh dày

[Ảnh] Lên Lai Châu xem người H'Mông thi giã bánh dày

Đối với đồng bào H'Mông ở Lai Châu, bánh dày là thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Người H'Mông quan niệm rằng, bánh dày là đại diện cho âm, dương; thứ có thể sinh ra vạn vật. Trong các dịp lễ tết, người H'Mông hay giã bánh dày để ăn và dùng làm lễ vật, làm quà. Tết Độc lập năm nay, giã bánh dày vẫn là phần không thể thiếu của cộng đồng người H'Mông.

Đọc nhiều

Quan hệ nhân dân Việt Nam – Nga và các nước SNG: rộng mở cơ hội hợp tác

Quan hệ nhân dân Việt Nam – Nga và các nước SNG: rộng mở cơ hội hợp tác

Đó là tinh thần các phát biểu chia sẻ của các Đại sứ Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan và Azerbaijan tại Việt Nam tại họp báo diễn ra ngày 2/5 tại Hà Nội. Sự kiện ...
Chi tiết mức giá các dự án chung cư đang rao bán ở Hà Nội và TP.HCM

Chi tiết mức giá các dự án chung cư đang rao bán ở Hà Nội và TP.HCM

Khảo sát của Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, trong quý đầu tiên của năm nay, giá bán trung bình một số dự án tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh ...
Nhật Bản vinh danh ông Hoàng Bình Quân vì những đóng góp cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Nhật Bản vinh danh ông Hoàng Bình Quân vì những đóng góp cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Ông Hoàng Bình Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương vừa được Chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc vì những đóng góp cho ...
Thắng lợi Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Thắng lợi Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một ...
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn

Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn

Hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài tại tỉnh Cà Mau đã khiến cuộc sống nhiều gia đình bị đảo lộn vì thiếu nước sinh hoạt. Để kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục tình trạng này, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã điều động các tàu chở nước ngọt từ đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vào đất liền cấp miễn phí cho bà con.
Thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ, nhân dân Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ, nhân dân Trường Sa và Nhà giàn DK1

Từ ngày 26/4 - 2/5, Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh do Chuẩn Đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh Hải quân làm Trưởng đoàn và ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Thành phố làm Phó đoàn đã đi thăm, động viên và tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân một số điểm đảo ở Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và Nhà giàn DK1.
Hải quân Việt Nam-Campuchia sẽ phối hợp tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm quy định khai thác hải sản

Hải quân Việt Nam-Campuchia sẽ phối hợp tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm quy định khai thác hải sản

Đây là một trong những nội dung được Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam và Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia thống nhất tại Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 33 về hoạt động tuần tra chung trong Vùng nước lịch sử Việt Nam-Campuchia diễn ra ngày 2/5 tại TP. Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia).
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
Xin chờ trong giây lát...
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp phòng tránh nắng nóng 2024

Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp phòng tránh nắng nóng 2024

Nắng nóng đặc biệt gay gắt gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như say nắng, say nóng, đột quỵ do nóng… khiến cuộc sống của nhiều người dân đảo lộn. Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng đồng thời lưu ý biện pháp phòng tránh những vấn đề này.
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động