Mức độ tổn thương về rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng
Ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019 - 2020 Theo Quyết định số 474/QĐ-TTg, Chính phủ đã phê duyệt Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng ... |
Sửa đổi một số quy định về phòng, chống rửa tiền Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi ... |
5 giải pháp để đạt hiệu quả cao trong công tác phòng, chống rửa tiền Để công tác PCRT tại Việt Nam đạt được hiệu quả cao hơn trong bối cảnh mới, theo các chuyên gia cần chú trọng một ... |
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế quốc gia. Với mạng lưới rộng lớn và là kênh trung gian tài chính cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính như: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ..., mức độ tổn thương về rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng được đánh giá ở mức "trung bình cao".
Ảnh minh họa |
Đối với mức độ tổn thương của 6 sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (huy động cá nhân, điện chuyển khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi thanh toán, tài trợ thương mại, tài khoản đại lý và dịch vụ ngân hàng điện tử), thì hầu hết ở mức "tương đối cao"; riêng dịch vụ ngân hàng điện tử ở mức "trung bình" và dịch vụ tài khoản đại lý ở mức "thấp".
Với lĩnh vực bảo hiểm, mức độ tổn thương về rửa tiền được đánh giá là "thấp". Trên thực tế đây vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường tài chính Việt Nam. Còn đối với nhóm các tổ chức tài chính khác (có sự đa dạng về loại hình, địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với quy mô thường là rất nhỏ so với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng), mức độ tổn thương về rửa tiền hầu hết là "thấp" và "trung bình", chỉ có hệ thống chuyển tiền ngầm có mức độ tổn thương là "cao" và quỹ đầu tư phát triển địa phương là "trung bình cao".