Mua hàng qua livestream trên mạng có thể mất thông tin cá nhân?
Clip: Nhập cư trái phép có thể thành nạn nhân của mua bán người |
Tin tức COVID-19 sáng 21/7: Mỹ gần 4 triệu người mắc, Việt Nam 96 ngày qua không có ca lây nhiễm |
Chiều 23/7, tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia), Phó Chánh VP Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Nguyễn Kỳ Minh cho biết, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong các năm qua tạo ra môi trường kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp.
BCĐ 389 quốc gia vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm. |
Đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 vừa qua, nhu cầu tiêu dùng thông qua loại hình kinh doanh này tăng vượt bậc. Trước khi bùng phát dịch, phía Bộ Công thương thống kê nền tảng thương mại điện tử đã tăng trưởng 43 - 45%. Dự báo trong 2 năm tới, hệ thống kinh doanh thương mại điện tử sẽ tăng gấp đôi.
Bộ Công thương đang kỳ vọng trong khoảng 5 năm tới, thị trường thương mại điện tử sẽ tăng trưởng trong khoảng 33 - 35 tỷ. Một sức ép lớn đang được đặt ra đó là với tốc độ tăng trưởng này, những hoạt động gian lận, buôn lậu thương mại điện tử sẽ lợi dụng tình hình để tuồn hàng trái phép.
Ông Nguyễn Kỳ Minh cũng nhấn mạnh vào hình thức livestream bán hàng qua mạng internet gây ra nhiều sức ép đối với công tác quản lý thị trường. Hình thức livestream rất lợi ích đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tuy nhiên, qua sự việc tại Lào Cai vừa qua, hình thức bán hàng này ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho người tiêu dùng.
Phó Chánh VP Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Kỳ Minh nhấn mạnh về những rủi ro cho người tiêu dùng khi mua hàng qua livestream hiện nay. |
"Người tiêu dùng không thể xác nhận được nguồn gốc của sản phẩm. Trong vụ việc chúng tôi triệt phá tại Lào Cai vừa qua, 100% sản phẩm bị bắt giữ là hàng lậu. Bên cạnh đó, người dùng không thể định vị được người bán ở đâu. Rủi ro lớn nhất đó là người dùng sẽ mất thông tin cá nhân khi tương tác với livestream bán hàng qua mạng", ông Minh nói.
Giải thích rõ hơn về nguy cơ người tiêu dùng bị mất thông tin cá nhân khi mua hàng qua livestream, vị đại diện Tổng cục QLTT cho biết: "Khi khách hàng đặt lại một bình luận trên livestream, lập tức có hệ thống phần mềm quét, lưu giữ thông tin mã số định danh người dùng. Từ mã này, khách hàng sẽ bị lộ tên tuổi, địa chỉ, email, thói quen,...".
Do vậy, nguy cơ mất thông tin cá nhân của khách hàng còn lớn hơn nguy cơ mua phải hàng lậu, hàng giả. Người tiêu dùng sẽ không thể biết thông tin của mình đã bị đánh cắp.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng cuối năm 2020, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tập trung làm tốt các nhiệm vụ sớm hoàn thiện kế hoạch đấu tranh chống lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, nhất là tại các trung tâm đô thị và trên tuyến biên giới đường bộ, tuyến biển và hàng không.
Tăng cường phòng, chống các hoạt động sử dụng thiết bị, công nghệ cao để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tiếp tục đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả liên quan đến các mặt hàng y tế phòng chống dịch COVID-19.
Các cơ quan chức năng đang khuyến nghị người dân nên chọn mô hình kinh doanh đúng đắn. |
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách; điều chuyển, đề xuất điều chuyển, thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử lý nghiêm các vi phạm.
Về phía Tổng cục QLTT cho biết sẽ tiếp tục xây dựng, bổ sung hành lang pháp lý trên hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Bên cạnh đó, đòi hỏi tư duy của nhiều cơ quan quản lý khác cùng phối hợp nhau để cập nhật khuôn khổ pháp lý.
Tiếp theo, cần đẩy mạnh công tác rà soát các nguồn kinh doanh, website thương mại điện tử. Các lực lượng chức năng cần phối hợp để ngăn chặn các hành vi gian lận, buôn lậu hàng hóa.
Vấn đề cuối cùng được Tổng cục QLTT đặt ra đó là người dân, đặc biệt là giới trẻ nên lựa chọn mô hình kinh doanh đúng đắn.
Clip: Nhập cư trái phép có thể thành nạn nhân của mua bán người Hoa hậu H'Hen Niê và Đại sứ Anh tại Việt Nam - ngài Gareth Ward đã gửi những lời tuyên truyền về việc phòng, chống ... |
Tin tức COVID-19 sáng 21/7: Mỹ gần 4 triệu người mắc, Việt Nam 96 ngày qua không có ca lây nhiễm Tin tức COVID-19 sáng 21/7: Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với số ca nhiễm COVID-19 đã tiệm cận 4 triệu ... |
Subaru Forester nổi "cá vàng": Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vào cuộc Sau khi nhận được phản ánh của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã gửi văn bản yêu ... |