Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:22 | 18/10/2018 GMT+7

Mối lo "sát sườn" khiến Nhật Bản phải sửa đổi hiến pháp hòa bình, rầm rộ tập trận

aa
Quân đội Nhật Bản đang cố gắng tăng cường khả năng được nhận diện từ cách đó hàng nghìn km.

Tín hiệu của Nhật Bản

Cuộc duyệt binh hồi cuối tuần qua tại một căn cứ quân sự là lần phô diễn mới nhất trong hoạt động mà các nhà phân tích cho là chiến dịch của Tokyo nhằm làm dày "hồ sơ" cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Chứng kiến lễ duyệt binh với sự tham gia của 4.000 binh lính, hàng chục phương tiện bọc thép cùng máy bay, gồm cả tiêm kích F-35 mới nhất, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết mối quan hệ của lực lượng quốc phòng Nhật Bản đã vươn xa tới châu Âu.

Quân đội Nhật Bản đang cố gắng tăng cường khả năng được nhận diện từ cách đó hàng nghìn km trong một động thái mà các nhà phân tích cho là nhằm gửi một tín hiệu rõ ràng tới Trung Quốc.

"Tham vọng thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Trung Quốc đem tới những hệ quả to lớn đối với Nhật Bản", Timothy Heath, chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao của Tập đoàn RAND nhận định.

"Việc xây dựng một đội quân ưu tú, có thể kiềm chế Trung Quốc khỏi các hành động vội vã và giúp các nước khác cân bằng về chính trị, quân sự trước sức mạnh của Trung Quốc là mối quan tâm của Nhật Bản".

Trong 2 tháng qua, lực lượng hải quân gồm 3 tàu, trong đó có tàu sân bay trực thăng 27.000 tấn JS Kaga, đã tham gia 2 tháng diễn tập và ghé thăm các cảng tận Ấn Độ Dương. Trong khuôn khổ có hoạt động diễn tập chống tàu ngầm ở Biển Đông, với sự hiện diện của một trong số các tàu ngầm của Tokyo.

Các phương tiện đổ bộ của Nhật Bản đã lần đầu tiên hoạt động trên vùng đất của nước ngoài kể từ Thế chiến II, khi họ tham gia các cuộc diễn tập chung với quân đội Mỹ và Philippines.

Nhật Bản "phát tín hiệu tới Trung Quốc rằng họ không thể bỏ qua Nhật Bản trước bất kỳ sự việc nào trong khu vực, dù Mỹ có liên quan hay không", Corey Wallace, nhà phân tích an ninh ở Đại học Freie, Berlin khẳng định.

Với gần 5.000 quân ở Nhật Bản, Mỹ là "mỏ neo" cho quốc phòng của Tokyo kể từ cuối Thế chiến II.

Theo Hiến pháp của Nhật Bản sau Thế chiến II, quân đội Nhật Bản chỉ được phép thực hiện các hoạt động phòng vệ, với Điều 9 khẳng định rõ rằng "lực lượng trên bộ, trên biển và trên không, cũng như các tiềm năng chiến tranh khác không bao giờ được duy trì".

Tuy nhiên, những giới hạn đó đã không còn rõ ràng khi Tokyo duy trì một đội quân được ước tính là đứng thứ 5 thế giới và đối mặt với các thách thức từ các đối thủ lâu năm như Triều Tiên, Trung Quốc.

Trước các thách thức ấy, ông Abe đã đặt ra một mục tiêu sửa đổi hiến pháp vào năm 2020 để công nhận lực lượng vũ trang của nước này. "Trong 5 năm qua, môi trường an ninh của Nhật Bản đã trở nên cứng rắn với một tốc độ đặc biệt nhanh chóng", Thủ tướng Nhật Bản phát biểu mới đây.

moi lo sat suon khien nhat ban phai sua doi hien phap hoa binh ram ro tap tran

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters

Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản công bố hồi tháng 8 nhấn mạnh tới những lo ngại về Trung Quốc trong bối cảnh an ninh thay đổi như vậy.

"Quá trình hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc, sự tăng cường về năng lực triển khai và việc nước này gia tăng hoạt động đơn phương tại các khu vực gần Nhật Bản đang làm nảy sinh nhiều lo ngại an ninh trong khu vực và cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản", Sách trắng Nhật Bản nêu rõ.

Lực lượng Phòng vệ Đường không của Nhật Bản cho biết, số lần lực lượng này phải triển khai máy bay chiến đấu để đối phó với máy bay của Trung Quốc tăng 20% trong 6 tháng đầu năm tài chính này, so với cùng kỳ năm ngoái.

Trở thành người chơi trong khu vực

Peter Layton, một cựu quan chức quân đội Australia và hiện giờ là học giả tại Viện Griffith châu Á cho rằng, Tokyo đang ở "thế tấn công quyền lực mềm toàn cầu" khi nước này đưa quân đội của mình tới tập trận với Anh, Australia và Ấn Độ.

"Những mối quan hệ này không cần phải tới mức không thể phá vỡ hoặc đáng tin cậy bởi mục đích chính của chúng là để tăng mức độ bất ổn định trong tư tưởng giới lãnh đạo Trung Quốc", Layton nói.

"Liệu những quốc gia này có giúp đỡ Nhật Bản trong giai đoạn rắc rối? Cũng khó nói nhưng họ có khả năng và vì thế khuếch đại mối lo về Trung Quốc".

  • moi lo sat suon khien nhat ban phai sua doi hien phap hoa binh ram ro tap tran

    Nhật Bản phản đối tàu chiến Trung Quốc đến gần các đảo tranh chấp

Theo Sách trắng quốc phòng, các lực lượng của Nhật Bản đã tiến hành 66 cuộc diễn tập quân sự được công bố rộng rãi với binh lính nước ngoài từ 4/2015 cho tới 6/2018. Như vậy là nhiều hơn so với con số 53 trong giai đoạn 3 năm trước đó.

Những con số này sẽ còn tăng.

Trong cuộc phỏng vấn với ABC hồi tuần trước, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cho biết, hoạt động tuần tra chung Biển Đông giữa Australia và Nhật Bản là 1 khả năng.

"Biển Đông là một khu vực nhạy cảm. Chúng tôi sẽ cân nhắc xem ta có thể làm gì cùng nhau", ông Kono nói sau cuộc gặp với các lãnh đạo Australia.

Các nhà phân tích cho rằng, các cuộc tập trận còn cho phép Nhật Bản làm một việc khác: Khoe một số vũ khí tối tân mà mình có thể bán trong khu vực.

"Nếu những nhiệm vụ quân sự này được củng cố bởi các liên kết kinh tế, bao gồm buôn bán vũ khí thì sẽ tốt hơn nhiều", Layton nói, "Liên kết kinh tế và buôn bán vũ khí giúp nuôi dưỡng mối quan hệ dài hạn giữa Nhật Bản và các nước khác".

*Trên đây là phần lược dịch bài viết của cây viết Brad Lendon đăng tải trên CNN.

Thi Anh

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Đọc nhiều

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Ngày 5/7, trong khuôn khổ Lễ hội Đường phố Happy Streets Festival 2025 – sự kiện thường niên sôi động tại London quy tụ hơn 20 cộng đồng quốc tế đang sinh sống tại Vương quốc Anh – Đoàn nghệ thuật của Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Anh lần đầu tiên tham gia và đã mang đến một chương trình biểu diễn đặc sắc, giàu cảm xúc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Trong các ngày từ 7 - 8/7, Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn sẽ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sỹ. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về sự kiện quan trọng này.
Kết nối giao lưu các nữ doanh nhân Việt Nam, Philippines và Kazakhstan

Kết nối giao lưu các nữ doanh nhân Việt Nam, Philippines và Kazakhstan

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu lần thứ 35 diễn ra tại Berlin, CHLB Đức từ ngày 3–5/7/2025, đoàn đại biểu Việt Nam gồm 35 thành viên của Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và 30 nữ doanh nhân thuộc Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong WeLead (Việt Nam) đã có chương trình làm việc kết nối kinh doanh với các đoàn đại biểu đến từ Philippines và Kazakhstan.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động