Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
18:22 | 19/01/2021 GMT+7

Mo Rai- nơi cuối trời biên giới

aa
Trong ký ức của tôi, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn luôn là điểm cuối cùng trên cung đường biên giới. Đó là một nơi rất xa, heo hút giữa những cánh rừng già. Các nẻo đường dẫn về đây đều bị “ách” lại khi mùa mưa chưa dứt, khiến cho Mo Rai trông chẳng khác gì một “ốc đảo” giữa bạt ngàn rừng xanh biên giới. Mo Rai trong tôi như một miền cổ tích, nửa như thực, nửa như mơ…
Điện Biên: Ngăn chặn Covid 19 từ biên giới Điện Biên: Ngăn chặn Covid 19 từ biên giới
Tết Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào Tết Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào
Rực rỡ mùa hoa trạng nguyên nơi biên giới Rực rỡ mùa hoa trạng nguyên nơi biên giới

Thôn trưởng làng Le, ông A Blong trò chuyện với những người lính Đồn Biên phòng Mo Rai. Ảnh: Thái Kim Nga

Trở lại Mo Rai lần này, tôi thật sự ngỡ ngàng bởi những đổi thay vượt ra ngoài dự cảm. Với tôi, Mo Rai vừa thân quen mà cũng rất lạ lẫm. Trong hương gió cuối năm đậm đà “vị lạnh”, gặp lại người bạn “đồng ngũ” - Thiếu tá Hoàng Đức Ngọc, Đồn Biên phòng Mo Rai, BĐBP Kon Tum cán bộ tăng cường xã Mo Rai sau gần 30 năm kể từ ngày được khoác lên mình bộ quân phục Biên phòng, nhưng câu chuyện của chúng tôi vẫn chỉ dành riêng cho mảnh đất nơi cuối trời biên giới.

Mo Rai trong tôi và Thiếu tá Ngọc có những dấu ấn không bao giờ mờ phai. Với bạn, đó là quãng thời gian ròng rã 20 năm gắn bó với đất rừng biên giới để viết tiếp câu chuyện cổ tích nơi miền hoang dã. Còn với tôi, từ chất liệu mượt mà đó đã thực hiện thành công phóng sự truyền hình “Chuyện cổ tích dưới chân núi Mo Rai” truyền tải bức thông điệp về tình người và tri ân sự cống hiến của người lính.

Tôi xem những cống hiến của người lính Biên phòng nơi cuối trời biên giới như những câu chuyện cổ tích là bởi ngày ấy Mo Rai chỉ vỏn vẹn 7 ngôi làng của người Jrai và Rơ Mâm. Giữa đại ngàn biên giới, nơi có diện tích tương đương tỉnh Thái Bình, lại nằm gọn trong vườn quốc gia Chư Mom Ray, mà chủ nhân chỉ ngần ấy con người thì sự quạnh hiu là điều không thể tránh khỏi.

Mo Rai bấy giờ như miền cổ tích. Các chủ nhân sống bên nhau như một đại gia đình, dìu dắt nhau đi qua những khó khăn, thách thức còn cao hơn cả ngọn núi. Nếu như ở các làng Grập, Kênh, K’đinh... của người Jrai, tình trạng mù chữ “điểm danh” tất cả mọi đối tượng, các hủ tục lạc hậu tồn tại dai dẳng, thì ở làng Le của người Rơ Mâm, ngoài hai “quốc nạn” nêu trên thì mối nguy cơ thoái hóa, suy giảm giống nòi luôn treo lơ lửng trước mỗi gia đình do tình trạng hôn nhân cận huyết thống.

Là người “nhiều chữ” nhất trong làng ở thế hệ của mình, ông A Blong, 76 tuổi, Thôn trưởng làng Le bồi hồi nhớ lại: “Tất cả điện, đường, trường, trạm đều là con số không. Nạn mù chữ, mê tín dị đoan hoành hành khắp các làng. Trong khi đó, loại “vũ khí” duy nhất mà chúng tôi có được, đó là Đồn Biên phòng Mo Rai...”.

Theo nhìn nhận của Trưởng thôn A Blong, mỗi người lính Biên phòng lúc bấy giờ “sắm” rất nhiều vai, khi thì thầy giáo, lúc thầy thuốc và có khi còn làm cả “trọng tài” để hòa giải những chuyện xảy ra trong làng. Họ bám sát địa bàn để thực thi sứ mệnh của người thắp sáng vùng biên. Hàng chục lớp học dạy xóa mù chữ được BĐBP mở ra, hàng trăm chiến dịch bài trừ mê tín dị đoan được triển khai nơi cuối trời biên giới và cả ngàn cuộc phân xử, hòa giải giữa cái đúng với cái sai, giữa sự sống và cái chết, giữa cơn mê với những giá trị thực tế nhằm kiến thiết lại cuộc sống.

Câu chuyện lính Biên phòng giành giật sự sống cho những đứa bé sơ sinh như Y Thanh, Y Đức, A Nông ở làng Xộp, làng Kênh và làng K’đinh thoát khỏi hủ tục “con đi theo mẹ” cách đây gần 25 năm về trước đã để lại bài học sâu sắc về tình người, lòng quyết tâm và sự bền gan của người cán bộ làm công tác dân vận. Vừa mới chào đời, những đứa bé này đã phải mồ côi mẹ (do hậu sản). Theo tập tục của người Jrai ở Mo Rai, khi mẹ mất cần phải “cho con đi theo” để chúng được mẹ nuôi nấng, chăm sóc.

Phát hiện thực trạng đau lòng này, những người lính Đồn Biên phòng Mo Rai vội vã vào cuộc. Họ giành giật đứa trẻ còn đỏ hỏn từ tay người nhà rồi mang về đội công tác địa bàn, cần mẫn gạn nước cơm nấu chín pha với một ít đường để duy trì sự sống các cháu. Việc BĐBP cứu sống Y Thanh, Y Đức, sau đó là A Nông rồi đưa các cháu về nuôi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kon Tum có thể xem là “trận đánh” quyết định xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan tồn tại từ bao đời nay trong đời sống cộng đồng.

Cùng với việc mở các lớp học xóa mù chữ, triển khai những mô hình y tế chăm sóc sức khỏe, văn hóa thông tin cơ sở mang “thương hiệu” Biên phòng đã dần đưa người Mo Rai vượt qua “cơn mê” để bắt đầu tạo dựng cuộc sống mới.

Những cống hiến của người lính Biên phòng được đồng bào Mo Rai xem như biểu tượng của sức mạnh đoàn kết quân dân trên biên giới. Trong một chuyến ra Thủ đô Hà Nội báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào năm 1996, Xã đội trưởng Ablẻ có đề xuất... không thể lạ hơn: “Dân như vậy là ổn rồi, chỉ thương BĐBP cứ phải đi bộ miết miết. Đề nghị Nhà nước cấp cho Đồn Biên phòng Mo Rai một chiếc máy bay trực thăng...”. Cả hội trường lúc bấy giờ râm ran tiếng cười, nhưng với những con người bám trụ nơi cuối trời biên giới thì thấm thía và xúc động vô cùng.

Bởi, họ đã nhìn mỗi ngày, BĐBP phải băng rừng lội suối hàng trăm cây số để tuần tra bảo vệ biên giới, đã chứng kiến bao nhiêu lần người lính đầu trần, chân đất, gánh bộ vượt đèo đưa người bệnh ra trung tâm y tế huyện cấp cứu. Phương tiện khả dĩ nhất để đi lại được lúc bấy giờ là máy bay, chứ ô tô, xe máy thì làm gì có đường để mà chạy. Xã đội trưởng Ablẻ nói không sai. Mo Rai như miền cổ tích, chân thật đến ngỡ ngàng.

Trở lại câu chuyện của Trưởng thôn A Blong và những người lính Biên phòng Mo Rai hôm nay. Có một điểm rất khác đó là tên của làng Le thường được gắn thêm hai từ Rơ Mâm phía sau để dễ phân biệt. Đây là ngôi làng có một không hai, hiện đang được Nhà nước bảo tồn đặc biệt. Bên cạnh dấu ấn của BĐBP và sự nỗ lực của chính quyền cơ sở, đã có khoảng 90 tỷ đồng ngân sách được hỗ trợ vào đây, giúp làng Le Rơ Mâm thay đổi cả “sức khỏe” lẫn diện mạo.

Người Rơ Mâm hôm nay đã thực sự phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng và các nguồn sinh kế được đầu tư, kiến tạo một cách bài bản. Trình độ dân trí đã được cải thiện ở mức cao, với 100% trẻ em được huy động đến trường, hàng chục người có trình độ đại học hiện đang công tác tại địa phương, trong đó có chị Y Ly Trang, Giám đốc Sở Ngoại vụ Kon Tum (nguyên là Đại biểu Quốc hội khóa 11).

Ông A Blong khẳng định: “Sự quan tâm chăm lo sâu sắc của Đảng, Nhà nước đã giúp người Rơ Mâm ở làng Le vươn lên mạnh mẽ. Bà con luôn khắc ghi điều này, nếu không có sự đồng hành sẻ chia của những người lính Biên phòng thì làng Le của mình đã bị rớt lại từ thửa còn là con số không...”.

Mo Rai nơi cuối trời biên giới- đó là ký ức trong tôi về một miền cổ tích thật xa xôi, thật chân chất và thật đẹp đẽ trong tình người. Mo Rai hôm nay đã không còn ở thế “ốc đảo”, những câu chuyện nửa như thực, nửa như mơ cũng đã lùi thật xa, nhưng mảnh đất này vẫn mãi còn đó những giá trị đã tạo nên sức mạnh cần có của một địa bàn biên giới.

Bình Phước: “Tiết học biên giới” - mô hình cần nhân rộng Bình Phước: “Tiết học biên giới” - mô hình cần nhân rộng
Được triển khai từ hơn 3 năm nay, mô hình “Tiết học biên giới” của BĐBP Bình Phước đã trang bị cho học sinh ở khu vực biên giới những kiến thức cơ bản về các nghị định, quy chế, quy định của pháp luật về biên giới quốc gia. Đồng thời, góp phần hình thành lòng tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng ý thức tự giác cùng chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc.
Vinh danh các tác giả đoạt giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo Vinh danh các tác giả đoạt giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo
Ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1974 đến nay.
Xây “thành trì lòng dân” trên tuyến biên giới, biển đảo Xây “thành trì lòng dân” trên tuyến biên giới, biển đảo
Trên suốt hành trình hơn 61 năm thực hiện trọng trách xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị BĐBP đã không ngừng nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đây là nền tảng để quy tụ lòng dân, cho mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo của Tổ quốc.
Thái Kim Nga
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Địa phương Việt Nam - Campuchia: cam kết mạnh mẽ trong phát triển đường biên

Địa phương Việt Nam - Campuchia: cam kết mạnh mẽ trong phát triển đường biên

Năm 2024, rất nhiều biên bản thỏa thuận hợp tác được kí kết giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương Campuchia. Điều này đã thể hiện ưu tiên, những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam và Campuchia trong việc phát triển cũng như xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị.
Hội nghị tuyên truyền về công tác quản lý biên giới dành cho 10 tỉnh tiếp giáp với Lào

Hội nghị tuyên truyền về công tác quản lý biên giới dành cho 10 tỉnh tiếp giáp với Lào

Ngày 16/10, tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền về công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào” dành cho 10 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.
Khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân Lào

Khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân Lào

Từ ngày 12-13/10, tại huyện Sop Bao, tỉnh Houaphanh, Lào diễn ra hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân khu vực biên giới huyện Sop Bao. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai.

Các tin bài khác

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này.
Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt.
Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), tại nhiều bản biên giới ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đầy ý nghĩa, thiết thực, thắm tình đoàn kết quân dân.
Tây Ninh: xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Tây Ninh: xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Ngày 7/11 tại tỉnh Tây Ninh, Quân khu 7 tổ chức lễ xuất quân, giao nhiệm vụ cho 4 đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia, giai đoạn 24 (mùa khô 2024 - 2025).

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động