Miền Bắc nắng nóng kỷ lục, người dân dễ mắc phải những bệnh mùa hè gì?
Các bệnh mùa hè dễ mắc phải khi nắng nóng nhiều
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia thông tin, đợt nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với nền nhiệt độ trưa 20/4 có nhiều nơi trên 40 độ C. Đợt nắng nóng kỷ lục này thậm chí lên gần 42 độ dự báo sẽ kéo dài tới ngày 22/4/2019 mới kết thúc ở một số khu vực.
Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng kỉ lục. |
Nắng nóng kỉ lục kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt khi trước đó chỉ 2 - 3 ngày miền Bắc vừa đón đợt không khí lạnh yếu, nắng nóng nhiều ngày khiến người dân dễ bị sốc nhiệt và mắc phải những bệnh mùa hè khác.
Say nắng, sốc nhiệt, cảm sốt
Đây là một trong những bệnh mùa hè dễ mắc phải nhất, đặc biệt vào đầu mùa hè khi thời tiết đột ngột thay đổi mà cơ thể chưa kịp thích ứng.
Khi nắng nóng nhiều, nhiệt độ ngoài trời tăng quá cao ở mức trên 37 độ C, cơ thể bị mất nhiều nước vì toát nhiều mô hôi, thân nhiệt cơ thể không được điều hòa khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào dẫn đến say nắng.
Những người dễ bị say nắng thường làm việc, di chuyển ở ngoài trời nắng lâu. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức… sẽ dẫn đến hiện tượng say nắng.
Say nắng, sốc nhiệt, cảm sốt là bệnh mùa hè nhiều người dễ mắc phải. |
Biểu hiện của người say nắng thường là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút ...
Tình trạng say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến đột quỵ, ngất, hôn mê, trụy tim mạch, kéo theo các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.
Với những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường điều hòa lạnh rất dễ bị sốc nhiệt, say nắng... từ đó dẫn đến tình trạng cảm sốt, viêm họng, kèm theo đó là các triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, cảm sốt, viêm họng.
Những bệnh mùa hè liên quan đến sốt như: sốt vi rút, sốt xuất huyết, sốt rét... Đây đều là những bệnh nguy hiểm, bởi khi sốt, nhiệt độ cơ thể có thể lên cao trên 40 độ C. Sốt quá cao rất dễ dẫn đến co giật và tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Viêm da và các bệnh về da
Trong danh sách các bệnh mùa hè dễ mắc phải còn có viêm da, dị ứng da.
Nguyên nhân dẫn đến những bệnh về da mùa hè là do ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp xuống các vùng da hở, hoặc do môi trường xung quanh bụi bặm, ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Một số bệnh da liễu phổ biến nhất mà bạn có khả năng gặp phải là viêm lỗ chân lông, mụn nhọt, nhiễm trùng da, sưng tấy, mẩn đỏ... nghiêm trọng hơn còn dẫn đến ung thư da.
Bệnh về mắt
Mùa hè cũng là thời điểm dễ bùng phát dịch đau mắt đỏ do virus gây ra, lây lan rất nhanh, biểu hiện chung là sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch.
Những ngày nắng nóng, các bệnh mùa hè thường mắc phải ở mắt là: viêm kết mạc, dị ứng mắt, khô mắt.
Trong đó, viêm kết mạc có triệu chứng dễ thấy nhất là mắt đỏ, nhiều ghèn, khám lâm sàng nhú gai trên kết mạc sụn, thẩm lậu vùng rìa, ánh củng mạc mờ đục.
Đau mắt đỏ là bệnh dễ gặp phải mùa hè. |
Nhiệt độ cao trong mùa hè kèm theo bụi bặm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng mắt do mắt phải tiếp xúc với ánh mặt trời và bụi nhiều hơn. Bệnh dị ứng ở mắt phổ biến bao gồm: viêm kết mạc dị ứng và viêm giác mạc.
Viêm kết mạc dị ứng: Các triệu chứng chủ yếu là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết ghèn mắt với các đặc điểm: màu trong, dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh; nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng.
Bệnh khô mắt rất phổ biến trong mùa hè và nhiều người gặp phải, nhất là những người thường xuyên phải làm việc với máy móc, thiết bị điện tử. Hiện tượng khô mắt xuất hiện là do sự gia tăng nhiệt độ trong mùa hè và môi trường làm việc có điều hòa dẫn đến sự mất nước rất nhanh ở các bộ phận cơ thể, bao gồm cả mắt.
Cách phòng chống các bệnh mùa hè
Dưới đây là những biện pháp phòng chống các bệnh mùa hè:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh mùa hè, nhất là những người chăm sóc trẻ em để phòng bệnh cho trẻ.
- Không ăn thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, chạo chua, trứng sống, gỏi cá, các loại thịt tái, … Không ăn uống ở những hàng quán không hợp vệ sinh.
- Hạn chế ra ngoài trời khi nhiệt độ cao (nhất là vào buổi trưa). Nếu cần ra ngoài thì phải mặc quần áo che kín da, mũ rộng vành phủ kín vùng cổ gáy phòng say nắng và các bệnh mùa hè khác.
- Nếu có người bị say nắng, cần nhanh chóng giảm thân nhiệt cho bệnh nhân, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát, … và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các bệnh mùa hè.
- Khi có các dấu hiệu bệnh, không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, phải đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Nắng nóng kỷ lục gần 42 độ kéo dài đến ngày nào? Đợt nắng nóng kỷ lục lên tới 40 độ C ở Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc, thậm chí lên gần 42 độ ... |
Nắng nóng gay gắt diện rộng, có nơi trên 40 độ C Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh nên nắng nóng tiếp tục ... |
Khẩu trang Ninja chỉ hở mắt tránh nắng nóng "gây sốt" trong giới chị em Loại khẩu trang Ninja được thiết kế che kín gần như toàn bộ khuôn mặt, trừ đôi mắt với giá không quá đắt đang được ... |
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa hè TĐO - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, những bệnh hay gặp mùa hè như: tay chân miệng, cúm, viêm não ... |