Malaysia Today: Tiêm kích Su-30MKM bị hỏng vì đâu?
Nhiều tiêm kích Su-30MKM không thể bay
"Những vấn đề liên quan tới các máy bay tiêm kích Su-30MKM do Nga cung cấp được Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Sabu đưa ra vào tháng trước không hề liên quan tới những khiếm khuyết trong quá trình bảo dưỡng chúng", một quan chức cấp cao Không quân Malaysia cho biết và được Malaysia Today đưa tin.
Không muốn công bố danh tính, nguồn tin này nói rằng Lực lượng không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đang gặp những khó khăn vì ngân sách hạn hẹp khiến họ không thể duy trì được lực lượng máy bay các loại.
Ông Mohamad Sabu trong tháng trước đã chỉ ra rằng chỉ 4 trong số 18 máy bay Su-30MKM của Nga có khả năng cất cánh, số còn lại đang được sửa chữa. Nhưng vấn đề chính, quan chức giấu tên chia sẻ, là quốc gia sản xuất. "Vấn đề liên quan tới các máy bay Su-30MKM – đó là phương thức làm ăn của Nga", nguồn tin này nói.
"Sukhoi", những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại nhất trong đội máy bay của RMAF đã được mua trong khuôn khổ bản hợp đồng trị giá 900 triệu đôla ký kết vào năm 2003.
6 chiếc máy bay tiêm kích Su-30MKM đã được bàn giao vào năm 2007, số còn lại vào năm 2009. Trong khuôn khổ hợp đồng này, Nga đã mua của Malaysia dầu cọ và đào tạo một du hành gia người Malaysia mà năm 2007 trở thành người Malaysia đầu tiên bay vào vũ trụ.
Tiêm kích Su-30MKM của Không quân Malaysia bay cùng tiêm kích F/A-18 của Mỹ.
Nguyên nhân do Nga?
Theo lời quan chức này, RMAF ban đầu nhận được sự hỗ trợ tốt từ phía người Nga, nhưng ngay sau đó đã gặp những khó khăn do sự quan liêu của phía Nga gây ra.
Trong số những vấn đề phải kể đến việc khách hàng phải gửi yêu cầu tới doanh nghiệp nhà nước (nhiều khả năng là "Rosoboronexport") để đơn vị này tự liên hệ với nhà sản xuất hoặc phòng thiết kế.
-
Nga đanh thép: Phương Tây không được động tới Syria
"Điều này khiến tình hình trở nên phức tạp", nguồn tin cho biết khi tuyên bố rằng phương thức làm ăn của Nga không mang tính "công khai hoặc minh bạch" so với những quốc gia phương Tây khác.
"Họ phải hỗ trợ chúng tôi trong một thời gian sau khi chúng tôi tiếp nhận các máy bay, nhưng họ (khi ký hợp đồng) không nêu ra tất cả (tất cả các chi tiết).
Vào thời điểm mua, họ không thông báo cho chúng tôi về sự cần thiết phải thực hiện một số hoạt động bảo dưỡng kỹ thuật nhất định sau 10 năm mà chỉ họ mới có thể thực hiện.
Mặt khác, với các máy bay Mỹ rất dễ vận hành bởi vì hệ thống bảo dưỡng và mua bán của họ rất đơn giản và có kế hoạch", quan chức này bổ sung và nhấn mạnh rằng "hiện tại người Mỹ có chương trình 'FMS' để hỗ trợ chính phủ các nước khi vận hành vũ khí, các thiết bị và dịch vụ quốc phòng và huấn luyện quân sự.
Suy cho cùng, điều này có nghĩa là tất cả những gì mua của Mỹ cũng như công tác bảo dưỡng sau đó rất đáng tin cậy", quan chức này nói.
Tiêm kích Su-30MKM của Không quân Malaysia.
Nguồn tin trên còn giải thích rằng tiền không đủ chi cho lực lượng không quân "hổ lốn" và đang lỗi thời. Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng các máy bay Nga tốn kém hơn vì phải mời bên thứ ba tham gia.
Nguồn tin giấu tên nói rằng các quan chức địa phương không ủng hộ phương pháp minh bạch như của các quốc gia Mỹ và Anh.
-
QĐ Syria phải trả giá đắt ở miền Nam: “Nướng quân” trong trận chiến đẫm máu nhất năm 2018
-
TTK LHQ cấp tốc yêu cầu Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ làm gì khi QĐ Syria sắp đánh tổng lực Idlib?
-
Nga đanh thép: Phương Tây không được động tới Syria
Vấn đề liên quan tới việc mua sắm sản phẩm quân sự tại các quốc gia này là ở chỗ các quan chức Malaysia không thích mua của Mỹ hoặc Anh bởi vì với họ mọi thứ phải được "đặt lên mặt bàn". An ninh quốc gia thường được sử dụng làm công cụ để tham nhũng", nguồn tin giấu tên kết luận.
Đương nhiên, "nguồn tin giấu tên trong lực lượng không quân" này đưa ra những lời buộc tội phi lý nhằm vào Moscow trong việc gây khó khăn cho quá trình bảo dưỡng kỹ thuật (và kéo theo tốn kém chi phí), và lừa dối khách hàng khi không nêu ra tất cả những tình tiết của bản hợp đồng.
Lời buộc tội cuối cùng thậm chí còn không có lời bình luận nào.
Căn cứ từ đó có thể thấy rõ rằng thông tin này hoàn toàn nhằm vào công chúng trong nước và nhiều khả năng, được phát tán bởi những kẻ môi giới vũ khí của Mỹ bởi gần đây Mỹ thường xuyên triển khai chiến dịch cạnh tranh với Nga trên thị trường vũ khí thế giới.
Bảo Lam