Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
15:37 | 29/06/2022 GMT+7

Lưu giữ "hồn quê"

aa
Không thể phủ nhận, hiện nay, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế dân sinh ở các vùng nông thôn đã có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, như một tất yếu, đi cùng với sự phát triển đó là không ít những hệ lụy, rõ nhất là không gian kiến trúc, nếp sống bị thay đổi. Do vậy, trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), những nỗ lực để bảo tồn nét đẹp truyền thống, lưu giữ "hồn quê" ở nhiều địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng…
Ngắm hồn quê cũ khiến ai cũng muốn quay về Ngắm hồn quê cũ khiến ai cũng muốn quay về
Đình làng Việt: Giữ hồn quê xưa Đình làng Việt: Giữ hồn quê xưa

Bảo tồn không gian văn hóa truyền thống

Về xã Gia Lập, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) một ngày nắng tháng 6, con đường trục xã đã được thảm nhựa, hai bên là đủ các loại hoa đang đua nhau khoe sắc, những cánh đồng lúa trải dài, dần chuyển sắc chín vàng. Càng đi sâu vào bên trong làng, tôi càng cảm nhận rõ hơn không gian thanh bình, êm ả đến lạ thường của miền quê này.

Nằm trên địa bàn thôn Tân Ngọc, cây cầu ngói Thượng Gia soi bóng trên dòng kênh. Cầu có kết cấu kiểu 5 gian nhà ngói, hai bên lan can cầu được thiết kế như dãy ghế ngồi để người qua lại có thể dừng chân nghỉ ngơi, hóng mát. Kế bên là đình làng Sào Long cổ kính được lợp bằng ngói vảy. Tại đó, những cụ ông, cụ bà, miệng nhai trầu, tay cầm nón lá phe phẩy, ngồi lại bên nhau với vài ba câu chuyện xóm, chuyện làng.

Theo các cụ cao niên trong thôn, 2 di tích này đều có tuổi đời hàng trăm năm và được người dân vô cùng yêu quý, coi đây là những "báu vật" của làng, gìn giữ rất cẩn thận.

Ông Đinh Văn Biên, Trưởng thôn Tân Ngọc chia sẻ: Những năm gần đây, đời sống kinh tế của các hộ dân phát triển khấm khá hơn hẳn, song nếp sống mộc mạc, chân thành cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp của làng vẫn luôn được duy trì. Không gian yên bình, xanh mát của hồ nước, bóng cây cổ thụ vẫn được người dân trân trọng, bảo vệ. Cách không xa trung tâm tỉnh, nằm trong vùng công nghiệp phát triển, chịu tác động không nhỏ của "cơn lốc" đô thị hóa nhưng vì sao Gia Lập vẫn gìn giữ được nhiều không gian văn hóa truyền thống như vậy?

Lưu giữ
Chợ quê (thôn Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình). Ảnh: Ninh Mạnh Thắng

Ông Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chúng tôi nhận thức, trong quá trình xây dựng NTM, cùng với việc phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng thì cũng phải giữ lại "linh hồn" cho làng quê. Do vậy, khi mở rộng hệ thống đường làng, ngõ xóm, xã cố gắng điều chỉnh sao cho giảm tối đa việc xâm hại đến hệ thống cây xanh trên địa bàn. Nếu phải chặt bỏ cây nào thì lập tức phải trồng bù lại cây đó.

Do vậy, đến nay nhiều khu dân cư trên địa bàn vẫn còn những hàng nhãn cổ thụ, những cây ăn quả nhiều năm tuổi. Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế văn hóa như đình, đền, chùa, lễ hội cũng được chúng tôi tu bổ, tôn tạo song hành cùng các công trình văn hóa mới. Rời Gia Lập, chúng tôi đến với Nộn Khê xã Yên Từ, huyện Yên Mô - ngôi làng mà gần trăm năm nay người dân ở đây vẫn luôn tự hào về một con đường làng lát gạch đỏ au với không gian sống xanh mát, trong lành, còn đậm nét văn hóa truyền thống. Không chỉ có con đường gạch, hiện nay, Làng còn duy trì được lễ hội Báo Bản hàng năm với hàng loạt các hoạt động sôi nổi như: "Dạ hội văn nghệ", rước kiệu, múa rồng, múa lân, đánh cờ, võ vật, tổ tôm ...

Cắt nghĩa về 2 từ "Báo Bản", ông Nguyễn Văn Thái, một người dân cho biết: Báo là báo công, báo những việc đã làm trong năm qua, bản là gốc gác, cội nguồn. Báo Bản là tổ chức một cuộc lễ hội để nhớ về nguồn gốc, nhớ về tổ tiên, những người đã có công lao xây dựng làng xóm ngày nay và báo công về sự đóng góp của lớp lớp con cháu sau này.

Tục lệ Báo Bản hình thành từ xa xưa và được gìn giữ, phát huy cho đến ngày nay. Nó thể hiện tinh thần Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Dù đi đâu, ở đâu, cứ đến ngày 13, 14 tháng Giêng Âm lịch, ngày hội làng, là con cháu của làng đều cố gắng về dự hội.

Cần sự chung tay gìn giữ của mọi thành phần xã hội

Dễ dàng nhận thấy là hiện nay, hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh ở các vùng nông thôn của Ninh Bình đã được đầu tư nhiều và đồng bộ hơn.

Người dân nông thôn ngoài cấy lúa, chăn nuôi, giờ đây cũng có thêm những lựa chọn mới về sinh kế như đi làm công nhân hay tham gia vào các ngành dịch vụ, du lịch khác. Do vậy, đời sống vật chất của số đông người dân nông thôn đã được cải thiện, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo, hộ giàu có, khá giả ngày càng nhiều.

Đặc biệt, qua 12 năm được tập trung đầu tư bài bản theo các tiêu chí, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã mang lại sức sống mới cho nhiều làng quê. Tuy nhiên, đi liền với những chuyển động này là không ít hệ lụy. Trong số 119 xã nông thôn trên địa bàn tỉnh, không phải xã nào cũng giữ được những nét văn hóa truyền thống như ở Gia Lập hay Yên Từ. Không ít làng quê, ao hồ đã bị san lấp; nhiều diện tích ruộng vườn được sử dụng vào mục đích khác.

Lưu giữ
Cầu ngói Thượng Gia (Gia Lập) lưu giữ nhiều nét văn hóa của người dân địa phương. Ảnh: Anh Tuấn

Nhà ngói ba gian, vườn cây, ao cá được thay thế bằng nhà ống, bám mặt đường, chẳng khác gì ngoài phố. Những lũy tre xanh - biểu tượng gắn kết cộng đồng cũng ngày càng vắng bóng, thay vào đó là những khối bê-tông, đường bê - tông, ao bê - tông, kênh mương cũng bê - tông... Trông qua thì có vẻ như làng, xã đã được hiện đại hóa nhưng nhìn kỹ mới thấy toàn bộ nét quê xưa đã bị biến dạng.

Nhiều nhà kín cổng cao tường, "ra đóng vào khép" nên tối đến, thay vì tham gia những sinh hoạt cộng đồng, mọi người thu mình quanh chiếc ti-vi, dán mắt vào màn hình điện thoại. Đâu đó, chính quyền cơ sở dường như mới chỉ chăm lo cho "cái vỏ" NTM mà quên đi "cái lõi" là xây dựng, gìn giữ mối quan hệ đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Nông thôn có giá trị riêng của nó, đó là sự yên bình, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, là tính gắn kết cộng đồng, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, nhân văn, hồn cốt của dân tộc. Nhưng trong bối cảnh "Cơn lốc" đô thị hóa cùng những mặt trái của kinh tế thị trường, nếu chúng ta không kịp thời quan tâm, bảo vệ, lưu giữ được những giá trị này thì "hồn quê" sẽ phai nhạt, khôi phục lại sẽ vô cùng khó khăn.

Ông Lê Quang Lực, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh cho rằng: Bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cũng là vấn đề đặt ra trong xây dựng NTM giai đoạn tới đây. Để làm tốt công tác này, không thể chỉ từ một quyết định hành chính mà cần phải có một chủ trương tổng hòa, có định hướng đúng đắn, phù hợp.

Trên hết cần sự chung tay gìn giữ của mọi thành phần xã hội. Bên cạnh tăng cường xây dựng công trình, thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn, làng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, luyện tập của nhân dân cần quan tâm thực hiện trùng tu, tôn tạo di tích... Việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng để cùng tham gia giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp ở mỗi làng quê là rất quan trọng.

Tới đây, chúng tôi đang tính toán xây dựng mô hình du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương. Qua đó, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.

Lưu giữ Lưu giữ "hồn Việt" qua gốm phù điêu
Khoai chà - một góc hồn quê Khoai chà - một góc hồn quê
Theo: baoninhbinh.org.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Giỗ Tổ Hùng Vương 2023: Gìn giữ, lan toả hồn Việt tại CHLB Đức

Giỗ Tổ Hùng Vương 2023: Gìn giữ, lan toả hồn Việt tại CHLB Đức

Ngày 23/4, Hội đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 trong khuôn viên Trung tâm thương mại Selgros tại thành phố Leipzig, bang Sachsen.
Cấp thiết bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự

Cấp thiết bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự

Người Lự là một dân tộc ít người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Tại Lai Châu, người Lự cư trú tập trung chủ yếu hai huyện Tam Đường và Sìn Hồ. Bảo tồn, lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo dân tộc Lự đang là nhiệm vụ quan trọng của ngành văn hóa.
Nhà cổ Đông Hòa Hiệp lưu giữ nhiều kiến trúc độc đáo

Nhà cổ Đông Hòa Hiệp lưu giữ nhiều kiến trúc độc đáo

Thuở sơ khai, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là một trong những trung tâm hành chính - kinh tế - chính trị của Nam bộ với tên gọi “Cái Bè Dinh”. Ngày nay, huyện Cái Bè là một trong những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước với điểm nhấn là làng cổ Đông Hòa Hiệp, được tỉnh Tiền Giang chọn làm nơi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Nam bộ.

Các tin bài khác

Côn Đảo: Lễ giỗ Bà Phi Yến lần thứ 238

Côn Đảo: Lễ giỗ Bà Phi Yến lần thứ 238

Lễ hội truyền thống Lễ giỗ bà Phi Yến là sự kiện văn hóa lớn nhất được tổ chức hàng năm tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Tôn vinh làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội

Tôn vinh làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội

Chiều 21/11, Bảo tàng Hà Nội đã phối hợp Diễn đàn Sinh viên nội thất Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại”.
Giếng làng - nét đẹp văn hóa các vùng quê Việt Nam

Giếng làng - nét đẹp văn hóa các vùng quê Việt Nam

Cùng với cây đa, sân đình, từ bao đời nay, giếng làng đã trở thành một trong những biểu tượng vẻ đẹp của vùng quê Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ. Việc khôi phục lại giếng làng do cha ông xây dựng không chỉ góp phần tạo nên hình ảnh làng quê nông thôn vừa tươi mới lại vừa cổ kính, mộc mạc mà còn là cách để truyền dạy cho thế hệ trẻ những giá trị vốn quý của văn hóa làng. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều giếng làng được người dân Ninh Bình chú trọng khôi phục, sửa chữa và giữ gìn.
Những người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng

Những người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng

Tại xã Long Tân (huyện Phú Riềng, Bình Phước), những ngày cuối tuần hay cuối tháng, khoảng chục người phụ nữ S'tiêng nhiều độ tuổi cùng nhau miệt mài bên khung dệt. Không chỉ tạo ra sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau truyền dạy cho con cháu có chung niềm đam mê nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Đọc nhiều

Trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á

Trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á

Ngày 28/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Giáo sư, Bác sỹ Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ ...
4 nhiệm vụ trọng tâm Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

4 nhiệm vụ trọng tâm Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 27/3, Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Vàng nhẫn tăng phi mã hơn triệu đồng mỗi lượng

Vàng nhẫn tăng phi mã hơn triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng, trong đó vàng nhẫn tăng phi mã hàng triệu đồng/lượng, về mốc lịch sử 71 triệu đồng/lượng.
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Tối 27/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Gặp gỡ Hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 200 khách mời là các Tổng lãnh sự, đại diện đoàn ...
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.
Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về việc một lao động trên tàu cá bị mất liên lạc trên biển.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
Xin chờ trong giây lát...
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo, Chính phủ Liên bang Nga cấp 1.000 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên ngành và tiếng Nga.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động