Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về Quyền hạn của Cảnh sát biển
Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với lực lượng Cảnh sát biển? |
Đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ngày 19/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ, Cảnh sát biển Việt Nam. |
Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định 10 quyền hạn của lực lượng CSB |
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
Cùng với việc quy định cụ thể, chi tiết về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam, tại Điều 9 Chương II, Luật Cảnh sát biển cũng quy định rõ 10 quyền hạn của Lực lượng Cảnh sát biển, đó là:
1. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 14 của Luật này.
3. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
6. Truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.
7. Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp.
8. Đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.
9. Bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật.
10. Áp dụng biện pháp công tác theo quy định tại Điều 12 của Luật này.
Như vậy, so với Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 đã bổ sung 3 quyền hạn mới cho Cảnh sát biển Việt Nam gồm: Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp; Đề nghị tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.
Đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ngày 19/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ, Cảnh sát biển Việt Nam. |
Đẩy mạnh việc thực hiện đề án 'Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam Ban Chỉ đạo Đề án Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển cấp Bộ Tư lệnh xác định: tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị; phát huy trách nhiệm của cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo các cấp trong triển khai thực hiện các nội dung của Đề án đã được xác định trong kế hoạch năm 2021 gắn với triển khai thực hiện các chương trình, đề án của địa phương. |
BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phổ biến Luật Cảnh sát biển tới ngư dân tại xã đảo An Sơn Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” qua đó tuyên truyền, phố biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam đến ngư dân tại xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. |