Luật Cảnh sát biển nâng cao nhận thức của ngư dân
Tuyên truyền Luật cảnh sát Biển đến người dân tỉnh Cà Mau Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phối hợp với Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018. |
Ngư dân ở huyện đảo Phú Quý được tuyên truyền Luật Cảnh sát Biển và tặng cờ Tổ Quốc Nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân, ngư dân tại huyện đảo Phú Quý về biển đảo, về Lực lượng Cảnh sát biển, các văn bản quy phạm pháp luật, những kiến thức thức cơ bản về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, qua đó, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. |
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với diện tích trên 1 triệu km2, gần 3.000 đảo, quần đảo; bờ biển có chiều dài hơn 3.260km, trải dài qua 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó nhiều tỉnh, thành phố có hệ thống cảng biển, các khu kinh tế, du lịch ven biển là cửa ngõ, đầu mối giao thương về kinh tế, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
Trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, nhất là việc tranh chấp chủ quyền, buôn lậu, cướp biển, vi phạm lãnh hải trong khai thác thủy sản, hải sản… và xu thế hội nhập quốc tế, Luật Cảnh sát Biển thực sự là công cụ sắc bén, cơ sở pháp lý cho lực lượng Cảnh sát Biển thực thi pháp luật trên biển, góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn trên các vùng biển Việt Nam.
Luật Cảnh sát Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2019 với 8 Chương, 41 Điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát Biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát Biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1059/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát Biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023.
Tuyên truyền Luật cảnh sát Biển cho ngư dân |
Trong đó, ngư dân cũng là đối tượng mục tiêu của công tác tuyên truyền, phổ biến luật Cảnh sát biển, giúp ngư dân tại các vùng biển hiểu rõ đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về quản lý, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc; nắm vững những vấn đề cơ bản của Luật Cảnh sát Biển Việt Nam, làm chuyển biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân đối với sự nghiệp quản lý, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc và trách nhiệm xây dựng Cảnh sát Biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam trong tình hình mới.
Một trong những chương trình tuyên truyền chính sách, pháp luật, đặc biệt là Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới bà con ngư dân sâu rộng nhất chính là Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”. Đây là một trong những nội dung đột phá trong công tác dân vận của lực lượng Cảnh sát biển góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh, an toàn vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Đánh giá về hiệu quả của mô hình Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Nguyên Chính uỷ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, “Chúng tôi đã cùng các địa phương tổ chức rút kinh nghiệm để tìm ra những điểm mạnh, yếu qua gần 3 năm triển khai hoạt động này, để làm như thế nào giúp mô hình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân ngày càng lan toả được rộng khắp ở các vùng biển đảo. Qua đó góp phần sát cánh cùng ngư dân, bảo đảm cho bà con yên tâm vươn khơi bám biển xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.”
Đưa xe đạp đến đảo Lý Sơn tặng cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn |
Không thể phủ nhận, trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, mô hình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” đã góp phần chủ đạo xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân trên biển, để mỗi con tàu của ngư dân trở thành cột mốc sống trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Những tổ đội đánh bắt trên biển chính là những làng bản, lũy thép nhiều tầng nhiều lớp, tích cực tham gia cung cấp thông tin tình hình an ninh, an toàn trên biển, kịp thời tố giác tội phạm cho các cơ quan chức năng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quê hương.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đưa Luật Cảnh sát Biển Việt Nam hiệu quả vào cuộc sống, trực tiếp đến với bà con ngư dân đánh bắt trên biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua những buổi tuyên truyền tập trung ở các cơ quan, đơn vị trong toàn Lực lượng và các địa bàn từ cấp xã, phường, nhất là ở các địa phương ven biển. Từ đó, để người dân thêm hiểu biết về công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển đảo, sẵn sàng chung sức, chung lòng với Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cho các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Những điểm mới trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 và đâu là những điểm mới được chú ý? |
Đa dạng hóa cách tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam Thời gian qua, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan chức năng trực thuộc và chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức biên soạn, in ấn, cấp phát nhiều tài liệu truyên truyền, qua đó kịp thời bổ sung những tài liệu liên quan đến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của cán bộ, nhân dân. |