Lớp học chắp cánh cho tiếng Việt
Đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em Việt ở Australia Tiến sỹ Trần Hồng Vân phụ trách chương trình “Cùng giữ tiếng Việt”, phát hàng tuần trên đài SBS tiếng Việt để cung cấp cho các gia đình người Việt ở Australia thông tin về cách dạy tiếng Việt cho con. |
Học viên Venezuela mong muốn có nhiều cơ hội học tiếng Việt Ngày 30/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức lễ bế giảng khóa học tiếng Việt cơ bản cho người dân Venezuela. |
Các học viên chụp ảnh lưu niệm với các giảng viên và Ban tổ chức (Ảnh: Dương Tiêu). |
Khóa học lần này càng ý nghĩa hơn khi tổ chức vào đúng dịp Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN giai đoạn 2023-2030, chính thức lựa chọn ngày 8/9 hằng năm là Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu khẳng định, đối với cộng đồng hơn 5,3 triệu NVNONN đang sinh sống, làm việc tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng, giúp bà con khẳng định bản thân và tự tin hội nhập với thế giới.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy tiếng Việt trong cộng đồng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tiếng Việt đang đối mặt với nguy cơ bị mai một vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Quá trình hội nhập của NVNONN và xu thế toàn cầu hóa, sự giao thoa với văn hóa sở tại làm ảnh hưởng đến việc sử dụng tiếng Việt.
Bên cạnh đó, các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài chưa có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc. Hoạt động dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng còn nhiều khó khăn. Do vậy, việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học và nhân văn sâu sắc.
Cũng theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, việc tôn vinh ngôn ngữ dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng NVNONN ổn định, đoàn kết, vững mạnh, luôn hướng về và tích cực đóng góp cho quê hương Việt Nam. Đồng thời, việc tôn vinh tiếng Việt tại các địa bàn sẽ góp phần truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, cũng như văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế, góp phần tăng cường “sức mạnh mềm” của đất nước.
Khoảng 80 học viên kiều bào đến từ chín quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã háo hức trở về quê hương tham dự lớp học vô cùng ý nghĩa với họ, góp phần thực hiện tâm nguyện được chắp cánh cho tiếng Việt ở xứ người.
Cô giáo Nguyễn Trà Mai về từ Đài Loan (Trung Quốc). (Ảnh: An Bình) |
Truyền tình yêu với tiếng mẹ đẻ
Gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Việt tại Đài Loan (Trung Quốc) được năm năm, cô giáo Nguyễn Trà Mai thấy bản thân may mắn vì được trở lại quê hương tham dự lớp học này.
Chia sẻ với TG&VN, cô Mai cho biết từng tham dự khóa học vào năm 2017 nên cô mong muốn được tiếp tục tham dự các khóa học tiếp theo để trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới phục vụ cho việc giảng dạy ở nước ngoài.
Là một người không chuyên về nghiệp vụ sư phạm, nhưng với tình yêu dành cho tiếng mẹ đẻ, cô Mai luôn giữ được lòng nhiệt huyết với nghề và hy vọng có thể thu thập nhiều kiến thức mới, ứng dụng trực tiếp vào quá trình giảng dạy ở Đài Loan. Khóa tập huấn cũng là dịp để cô cùng đồng nghiệp có thể học hỏi, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm dạy học hay cùng những khó khăn vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của mình tại địa bàn.
Giống như cô Mai, cô giáo Phạm Phi Hải Yến trở về từ Nhật Bản cũng có chung niềm tâm huyết được tuyên truyền văn hóa, ngôn ngữ của Việt Nam đến thế hệ trẻ kiều bào để các em hiểu sâu về cội nguồn của mình.
Giảng dạy tiếng Việt ở TP. Kobe, tỉnh Hyogo, cô Yến cho biết, số lượng trẻ em Việt Nam ở Nhật Bản ngày càng phát triển, nhưng các em đang sử dụng ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Nhật, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ. Từ các khóa tập huấn do Ủy ban Nhà nước về NVNONN phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mà ở khắp các vùng của Đài Loan đã có nhiều giáo viên hơn và việc giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em kiều bào đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp.
Cô bộc bạch: “Tôi rất tâm đắc với câu nói cho rằng người vừa thông thạo tiếng nước sở tại vừa thông thạo tiếng mẹ đẻ chính là một tài nguyên. Tính đến nay, chỉ riêng ở Nhật, chúng ta đang nuôi dưỡng ít nhất khoảng 20 nghìn “tài nguyên” quý này”.
Không chỉ các học viên, những giảng viên đến từ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như PGS. TS Nguyễn Thiện Nhân, PGS. TS Dương Tuấn Anh, TS. Lê Thị Thanh Tâm… cũng là những người đồng hành với khóa học trong nhiều năm.
Đặc biệt, PGS. TS Nguyễn Thiện Nam còn là chủ biên cuốn Quê Việt dành cho trẻ em và người lớn học tiếng Việt ở nước ngoài, cũng như dành rất nhiều tình cảm và có những kỷ niệm với những thầy cô đang gieo mầm tiếng Việt nơi xa xứ.
Tại một buổi tập huấn với các giáo viên, thầy Nam nói rằng, dạy tiếng Việt vừa là nghề vừa là khoa học cũng là một nghệ thuật gắn bó sâu nặng với văn hóa dân tộc. Đây chính là chiếc cầu nối Việt Nam với các nước, bởi ở đâu có tiếng Việt ở đó còn người Việt.
Theo ông Đình Hoàng Linh – Vụ trưởng Vụ Thông tin Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về NVNONN, bên cạnh truyền đạt các kiến thức và kỹ năng, các giảng viên chính là người truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực cho các giáo viên đang giảng dạy tiếng mẹ đẻ trên khắp thế giới.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu: “Tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam; đóng vai trò vừa là cầu nối, vừa là phương tiện lan tỏa các giá trị văn hóa; là công cụ quan trọng hàng đầu giúp giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp vào việc củng cố nền độc lập của Tổ quốc, đại đoàn kết dân tộc Việt Nam”.
Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng
Khóa tập huấn giảng dạy lần này kéo dài từ 15-30/8. Trong thời gian tập huấn, các học viên còn có cơ hội được tham gia các hoạt động trao đổi, giao lưu và trải nghiệm văn hóa ở quê hương.
Bà Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho NVNONN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển, bảo tồn ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Vì vậy việc bồi dưỡng, cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới, trao đổi phương pháp, kỹ năng và kinh nghiệm dạy học cho giáo viên kiều bào rất cần thiết.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Mai Phan Dũng cũng nhấn mạnh lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.
Nhận thức được điều này, thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về NVNONN luôn quan tâm đến công tác xây dựng, củng cố, phát triển phong trào dạy, học tiếng Việt cho cộng đồng NVNONN, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc; góp phần phổ biến, truyền bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động của đại dịch Covid-19, phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Các thầy cô, giáo viên kiều bào vẫn luôn tận tình, nỗ lực phát huy, sáng tạo trong công tác giảng dạy cho thế hệ trẻ tại nhiều địa bàn. Đây là nỗ lực, cống hiến không mệt mỏi của họ trong sự nghiệp “gieo chữ, trồng người”.
Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN là hoạt động thường niên, được tổ chức từ năm 2013. Đến nay, hơn 600 lượt giáo viên kiều bào đã tham gia các khóa tập huấn với sự hỗ trợ của các giảng viên là những chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp lên lớp, giảng dạy. Do tác động của đại dịch Covid-19 trong hai năm qua (năm 2020 và 2021), Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã nỗ lực tổ chức khóa tập huấn theo hình thức trực tuyến, thu hút sự tham gia của hơn 400 giáo viên kiều bào. |
Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Nga cho học sinh và sinh viên Việt Nam Ngày 24/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Văn tự Slavơ và trao giải cho những học sinh, sinh viên chiến thắng trong Cuộc thi Olympic tiếng Nga. |
Kiều bào gắn kết tình yêu biển đảo quê hương trong các lớp tiếng Việt Nhiều cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ kế hoạch tăng cường thông tin về biển đảo Việt Nam trong các lớp dạy tiếng Việt để khơi dậy, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. |