Liên cầu khuẩn nhóm B gây ra 20% số ca thai lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh
08/11/2017 16:40 | Khỏe đẹp
![]() |
Kiểm tra sức khỏe cho em bé sơ sinh tại Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc ngày 1/10. Ảnh: THX/TTXVN
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases của Mỹ ngày 7/11, các nhà khoa học thuộc Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London cho biết trong số 410.000 ca nhiễm GBS trên thế giới, mỗi năm có ít nhất 147.000 trường hợp thai lưu. Châu Phi là nơi có tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm GBS và tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất, ở mức lần lượt 54% và 65%. Ở phạm vi quốc gia, 5 nước có tỷ lệ thai phụ nhiễm GBS nhiều nhất là Ấn Độ (khoảng 2,5 triệu người), tiếp đến là Trung Quốc (1,9 triệu người), Nigeria (1,1 triệu người), Mỹ (942.000 người) và Indonesia (800.000 người). Các chuyên gia nhận định thực trạng này đang trở nên khẩn cấp hơn bao giờ hết.
Chuyên gia Johan Vekemans thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng tác giả nghiên cứu trên, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa nhiễm trùng của thai phụ trong thai kỳ cuối, cũng như sự cần thiết đẩy nhanh các chương trình phát triển vaccine phòng GBS. Theo các chuyên gia, một liều vaccine có hiệu quả có thể ngăn ngừa ít nhất 80% trong số 231.000 ca nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh và người mẹ, nếu 90% số phụ nữ mang thai được tiêm phòng.
Hiện chưa có vaccine phòng ngừa GBS. Phụ nữ mang thai được chỉ định dùng kháng sinh trong thời gian chuyển dạ để giảm nguy cơ lây nhiễm loại liên cầu khuẩn này cho thai nhi. Thuốc kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa 29.000 trường hợp nhiễm GBS mỗi năm, hầu hết ở những nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, việc chỉ định thuốc kháng sinh cho 21,7 triệu phụ nữ mang thai có thể góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng nhờn thuốc kháng sinh, được cho vấn đề sức khỏe toàn cầu hiện nay.
Nghiên cứu nói trên được công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tế của Mỹ diễn ra ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland. Đây là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về ảnh hưởng của tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS), một loại vi khuẩn vô hại "cư trú" trong ruột non ở hơn 30% số người trưởng thành. Ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn này có thể lây từ mẹ sang con qua dịch màng ối, hoặc trong quá trình sinh nở. Trẻ sơ sinh và thai nhi đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch không đủ khỏe mạnh để chống lại các vi khuẩn này.
Liên cầu khuẩn nhóm B có thể dẫn đến tình trạng viêm màng não và nhiễm trùng máu, có thể gây tử vong. Trẻ sơ sinh nếu sống sót có nguy cơ bị bại não hoặc gặp vấn đề về thị lực và thính lực.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Truyền hình
Đáng chú ý
Chính thức phát động cuộc thi viết “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023

Bài viết mới
Vlogger người Mỹ mách bạn 6 món ăn nhất định phải thử khi đến Việt Nam

Cách bật tung năng lượng giai đoạn đầu năm căng thẳng

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.