Làng gốm Bát Tràng, làng rắn Lệ Mật những năm 90 có gì đặc biệt?
Nhịp sống Hà Nội những năm 90 qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Trong các mùa hè năm 1991, 1992 và 1993, Hans-Peter Grumpe (nhiếp ảnh gia người Đức) đã 3 lần sang Việt Nam và đã chụp ... |
Hai hình ảnh ấn tượng của Việt Nam lọt top 50 #Travel2019 Hai hình ảnh ấn tượng của Việt Nam lọt top 50 #Travel2019. Đây là cuộc thi ảnh được tổ chức bởi ứng dụng kết nối ... |
Việt Nam năm 1989 đẹp bình dị qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ Loạt ảnh Việt Nam năm 1989 của nhiếp ảnh gia người Mỹ David Alan Harvey mang lại cảm giác ấm áp và hạnh phúc cho người ... |
Nhiếp ảnh gia Hans Peter Grumpe (người Đức), có một kho ảnh về Hà Nội, trong đó lưu giữ rất nhiều bức ảnh về các góc phố thân quen trong phố cổ. Ông từng 3 lần sang Việt Nam chụp hình ảnh người dân đủ tầng lớp nghỉ ngơi bên hồ Gươm, như cảnh chơi cờ, tập thể dục; người lao động nghèo mắc võng nghỉ trưa; đám trẻ leo cây hái quả hay tìm giấc ngủ trên những thân cây cổ thụ...
Trong các mùa hè năm 1991, 1992 và 1993, Hans-Peter Grumpe (nhiếp ảnh gia người Đức) đã 3 lần sang Việt Nam và đã chụp hàng nghìn bức ảnh suốt từ Nam ra Bắc lưu lại những khoảnh khắc bình dị của phong cảnh và con người Việt Nam trong những năm tháng vừa thoát khỏi bao cấp.
Dưới đây là loạt ảnh nhiếp ảnh gia người Đức chụp ngoại thành Hà Nội những năm 90 của thế kỷ trước.
Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng nằm ven sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng.
Các lò nung sử dụng than làm nhiên liệu đốt.
Di tích Cổ Loa
Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên. Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đền thờ An Dương Vương ở khu di tích Cổ Loa, 1991.
Đền thờ tướng Cao Lỗ.
Phơi gạch trên đường làng.
Làng rắn Lệ Mật
Nhiếp ảnh gia người Đức mô tả về món thịt rắn ở làng Lệ Mật như sau: “Lệ Mật nằm ở ngoại ô Hà Nội, bên kia Sông Hồng. Hầu hết các gia đình sống ở đây bán thịt rắn và làm rượu rắn. Các con rắn được săn bắt hoặc mua từ những người nông dân trong khu vực. Chúng tôi thăm viếng một gia đình như vậy. Theo các công thức nấu ăn truyền thống, rắn từ năm loài khác nhau (kể cả rắn hổ mang) được chế biến ở đây. Trong những bình thủy tinh tròn lớn, người ta có thể nhận ra những con rắn ‘ngâm’ trong rượu gạo với các loại thảo mộc khác nhau. Rượu được dùng như một loại thuốc. Nó giúp trị bệnh thấp khớp, đau bụng, mất ăn, mất ngủ… Vâng, ai đó có thể tin vào điều này. Nhưng nó thực sự có vị khá ngon” .
Bể nuôi rắn.
Thưởng thức trà và rượu rắn.
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa ở trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (năm 1991 thuộc tỉnh Hà Tây), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km. Đây là ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo với nhiều pho tượng thờ có giá trị.
Tượng La Hán chùa Tây Phương.
Chùa Thầy
Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Toàn cảnh chùa Thầy những năm 90.
Thủy đình ở hồ Long Chiểu.
Cầu Nguyệt Tiên.
Cầu Nhật Tiên. Hai câu cầu ngói của chùa Thầy có từ thế kỷ 16.
Họa tiết trang trí trên mái cầu.
Ngói mũi hài dùng để lợp mái cầu.
Trong điện thờ.
Khu chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng nhìn từ đường lên núi.
Trên chùa Cao.
Khung cảnh nhìn từ sườn núi Thầy.
“Đồng bằng sông Hồng rất màu mỡ, khoảng một phần ba tổng sản lượng lúa gạo của Việt Nam được sản xuất ở đây. Khu vực này có rất nhiều đê điều” – Hans-Peter Grumpe.
Nghề nuôi tằm ở một ngôi làng phía Nam Hà Nội
Hans-Peter Grumpe viết về một ngôi làng phía Nam Hà Nội: “Trong một ngôi làng cách Hà Nội khoảng 30 km về phía Nam, chúng tôi ‘phát hiện’ ra những con tằm. Chúng tôi được nghe kể rằng sâu bướm được cho ăn lá dâu tằm trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Sau đó chúng được đặt trên trên giàn rơm. Việc hình thành một cái kén mất khoảng 2-3 ngày”.
Chùa Hương
“Nằm cách Hà Nội khoảng 60 km về phía Nam, Chùa Hương gồm nhiều chùa và đền thờ được xây dựng bên các vách đá và trong động Hương Tích. Kinh nghiệm là di chuyển khoảng 2 tiếng đồng hồ bằng thuyền từ bến Đục qua ‘Hạ Long trên cạn’, một cảnh quan huyền diệu của các núi đá vôi, kênh rạch và ruộng lúa. Sau Tết Nguyên đán, có nhiều cuộc hành hương với hàng ngàn người hành hương về đây” – Hans-Peter Grumpe.
Bến Đục, điểm khởi đầu ở Chùa Hương.
Chăn vịt trên suối Yến.
Những người nông dân trên ruộng lúa.
Ruộng mía.
Động Hương Tích, điện thờ chính chùa chùa Hương. Hòn đá Đụn Gạo nằm giữa động.
Tháp chuông Chùa Hương.
Cuộc sống thường ngày quanh khu vực chùa Hương, 1991.
Làng tranh Đông Hồ
“Đông Hồ là một ngôi làng nhỏ cách Hà Nội 30 km về phía Đông. Trong nhiều thế kỷ và nhiều thế hệ, nghề làm tranh truyền thống đã tồn tại ở đây. Tuy nhiên, vào năm 1992, chỉ còn lại hai gia đình để làm nghề này, và Đông Hồ là làng duy nhất còn làm tranh Tết. Trước đây, những bức tranh năm mới này được tặng cho bạn bè và người thân để chúc họ may mắn. Chúng tôi thăm viếng nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, người đã cho chúng tôi biết về quá trình in tranh và từ tôi đã mua một bộ tranh và một số bức tranh rời.
Tất cả các bức tranh được in thủ công, chủ yếu là với bốn màu. Do đó, có ít nhất bốn khối in cho mỗi bức tranh. Tất cả các vật liệu là sản phẩm từ tự nhiên, gồm màu sắc từ các loài cây và khoáng chất, giấy làm từ vỏ cây dó. Nền được tô màu trước khi in. Nội dung chủ yếu là 12 con giáp của Âm lịch: chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn. Ngoài ra còn có những hình ảnh biểu tượng của hạnh phúc, những cảnh sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là hình tượng biếm hoạ” .
Đường đến làng tranh Đông Hồ (Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế tại xưởng tranh.
Bản in đen (phác thảo).
Bản in hoàn thiện.
Các mẫu khuôn in tranh.