
Lan tỏa võ cổ truyền Việt Nam tại châu Âu
Ngày 10/12, tại Geneva (Thụy Sĩ), các câu lạc bộ võ cổ truyền Việt Nam tại Thụy Sĩ đã tề tựu để gặp gỡ, giao lưu võ thuật và thúc đẩy kết nối. Sự kiện cũng là cơ hội để lan tỏa hình ảnh võ cổ truyền của Việt Nam tại Thụy Sĩ.
Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Kim Ấn, đại diện môn Nghĩa Long Võ Đạo cho biết: Nhiều người theo học các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam là người nước ngoài. Họ rất thích thú không chỉ với các bài quyền hay binh khí của Việt Nam, mà còn cả những câu chuyện về lịch sử chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước của chúng ta.
"Đây là một hình thức quảng bá võ cổ truyền Việt Nam ra thế giới, từ đó bạn bè quốc tế thấy được nét hay, đẹp của võ cổ truyền Việt Nam", ông Hoàng Kim Ấn nói.
![]() |
Các học viên nhỏ tuổi thực hiện bài quyền của Nghĩa Long Võ Đạo. (Ảnh: Anh Hiển/Vietnam+) |
Năm nay, sự kiện cũng thu hút cả những người mê võ cổ truyền tới từ các quốc gia láng giềng của Thụy Sĩ. Ông Giovanni di Fillipo, người tới từ Italy, cho biết đã theo học Vovinam hàng chục năm, giúp ông hiểu hơn về đất nước Việt Nam.
Ông nói: “Tôi học từ khi 5 tuổi. Môn Vovinam rất thú vị và có nhiều điều tôi cần khám phá thêm trong thời gian tới. Tôi cũng hy vọng một ngày có thể tới Việt Nam để hiểu hơn về môn võ này”.
Trước đó, giữa tháng 12/2022, tại Italy đã diễn ra giải đấu International Vovinam Cup 2022 - Grandmaster Nguyễn Văn Chiếu do Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo thế giới tổ chức tại thành phố Montichiari và Festival võ thuật cổ truyền của môn phái Bình Định Sa Long Cương tại thành phố Novara, cùng ở miền Bắc Italy.
Tham gia giải đấu International Vovinam Cup 2022 - Grandmaster Nguyễn Văn Chiếu có 7 đoàn đại diện cho các hiệp hội Vovinam Việt Võ Đạo tại Italy, Pháp, Đức, Bỉ, Romania, Tây Ban Nha và Việt Nam, với gần 100 vận động viên, minh chứng cho sức sống, sự thuyết phục của Vovinam cũng như của những giá trị truyền thống của văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Trong khi đó, Festival võ thuật cổ truyền tưởng niệm võ sư Lưu Văn Trọng của môn phái Bình Định Sa Long Cương thu hút những người tham dự với các màn thi đấu song luyện, cả vũ trang và tay không, cùng với biểu diễn quyền, múa lân.
Môn phái Sa Long Cương là một trong những môn phái võ cổ truyền của Việt Nam, được thành lập, phát triển từ năm 1964, dựa trên những bài võ Bình Định cổ truyền được lưu truyền từ thời vua Quang Trung. Ngoài Việt Nam, môn phái Sa Long Cương được quảng bá, truyền dạy ở nhiều quốc gia, trong đó nổi bật là Italy, Canada, Pháp, Mỹ.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng, võ thuật Việt Nam là niềm tự hào lịch sử của dân tộc, thể hiện tinh thần võ đạo, giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa, đó là lấy nhân nghĩa chống bất nhân, lấy nghĩa chống bất nghĩa, và đang được lan tỏa khắp thế giới.
Những năm qua, võ cổ truyền Việt Nam đã phát triển tại gần 70 quốc gia, trong đó tại Italy có khoảng 40 môn phái, võ đường với trên 5.000 môn sinh, thể hiện tình cảm của người dân Italy đối với Việt Nam.
Nói về môn võ Vovinam tại Italy, ông Luca Marzocchi, Chủ tịch Hiệp hội Vovinam Việt Võ Đạo Italy ho biết: "Vovinam đã có mặt tại Italy cách đây gần 30 năm. Vovinam thu hút người dân Italy, với các môn sinh trong độ tuổi từ 5 đến 60 tham gia tập luyện vì đây là một môn võ rất hoàn chỉnh, khác biệt các môn võ khác, đồng thời giàu tính biển diễn song không phức tạp. Trong những năm gần đây, bất chấp quãng thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19, chúng tôi đã cùng nỗ lực để đưa Vovinam đến với giới trẻ, đặc biệt là trong các trường học, thông qua các hoạt động xúc tiến, tổ chức biểu diễn.
Thời gian tới, việc dạy học và phát triển các trung tâm đào tạo Vovinam sẽ được mở rộng không chỉ ở khu vực miền Bắc Italy, nơi đã có số lượng lớn người tập, mà còn đến các vùng miền khác của Italy. Hơn nữa, Việt Nam còn là đất nước đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây, với nền văn hóa rất cuốn hút. Do đó, thông qua tập luyện Vovinam, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu về truyền thống văn hóa của Việt Nam sâu hơn”.
Tin bài liên quan

Chàng rể Tây mê võ cổ truyền Việt Nam

Võ cổ truyền Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp
Các tin bài khác

Sinh viên Việt Nam tại Nga chia sẻ kinh nghiệm học tập, trang bị kiến thức bước vào kỷ nguyên mới

Tái hiện lễ Giỗ Tổ và xếp hình bản đồ Việt Nam tại Osaka

Tình đồng bào của người Việt trong động đất tại Thái Lan

Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu năm 2025: giữ gìn văn hóa Việt trong kỷ nguyên mới
Đọc nhiều

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Hà Giang, Huế, Phú Thọ hút khách quốc tế dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

Operation Walk Chicago giúp bệnh nhân nghèo Việt Nam thay khớp miễn phí
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
