Làm thế nào khi các con tranh giành đồ chơi với nhau?
Sai lầm của cha mẹ biến anh thành triệu phú, em thành vô gia cư Quá trình "phá huỷ" một đứa trẻ từ những trò đùa vô ý thức của người lớn Nếu có ngày con bạn hâm mộ Khá Bảnh |
Đây là vấn đề ở hầu hết các gia đình có 2,3 em bé trở lên. Và vì thế, hầu hết các bố mẹ lựa chọn giải pháp "an toàn" để đỡ phải đau đầu. Đó là mua đồ gì thì mua cả 2, hoặc 3 nếu nhà có 3 con, để các con không tranh giành đồ chơi với nhau, bố mẹ không mất công phân xử. Nhưng đây có phải là giải pháp hoàn hảo?
Theo Maria Montessori (nhà giáo dục người Ý, nổi tiếng vì phương pháp giáo dục Montessori mang tên bà) thì hầu hết (không phải tất cả) các giáo cụ trong lớp Montessori đều được thiết kế với số lượng là 1 chứ không phải 2, 3 hay nhiều bộ giống nhau để các con không tranh giành với nhau. Cho dù lớp có tới mấy chục em bé. Và ngay cả khi có những hoạt động mới, cả lớp đều rất thích. nhưng cũng chỉ có một.
Mục đích của điều này để giúp cho trẻ học được cách kiên nhẫn, chờ đợi, xếp hàng chờ tới lượt.
Ở trong lớp Montessori, có một góc nữa mà trẻ cũng rất thích thú, đó là bàn để đồ ăn nhẹ giữa buổi cho các con. Ở trên bàn này hàng ngày đều được để một ít hoa quả, bánh mỳ, bánh ngọt vừa đủ cho cả lớp. Khi nào bạn nào đói, có thể lại bàn để ăn. Nhưng ăn cũng phải đúng số lượng yêu cầu.
Ví dụ: ngày hôm nay trong lớp có nho, một bạn được ăn 2 quả. Các cô đặt số 2 ở bên cạnh đĩa nho.
Mỗi bạn ngồi xuống bàn, sẽ đeo một cái thẻ ngồi trên bàn đó. Trẻ sẽ biết là chỉ được ăn 2 quả, ăn xong sẽ phải đứng dậy, tháo thẻ ra để lại trên bàn để cho các bạn khác ngồi xuống tiếp. Tất nhiên thi thoảng cũng có những bạn ăn "vượt chỉ tiêu", nên các giáo viên thường được phân góc để quan sát, và giám sát việc thực hiện nội quy của lớp.
Có một số bạn cũng đang đói, và rất muốn ăn, nhưng vẫn phải chờ đợi bạn đứng lên, đeo thẻ mới được ăn. Thi thoảng, các bạn còn giám sát nhau, xem bạn kia có ăn đúng số lượng hay không.
Vì vậy, với gia đình, các bố mẹ có thể áp dụng phương pháp này vào trong gia đình mình. Mỗi đồ chơi chỉ có một. Và có thể không có đồ chơi nào thuộc quyền sở hữu của ai cả. Tất cả là bố mẹ mua, và nó là của bố mẹ, bố mẹ cho các con mượn để chơi. Nhưng bố mẹ sẽ đưa ra một số nội quy cho các con như sau.
Xếp hàng chờ tới lượt: Nếu đồ chơi này anh đã lựa chọn và đang chơi, nếu em muốn chơi cùng, em sẽ phải xin phép anh. Nếu anh đồng ý thì em mới được chơi. Nếu không, em sẽ phải ngồi chờ đợi khi nào anh chơi xong em mới được chơi. Và ngược lại.
Không bắt anh chị phải nhường em: Tuyệt đối bố mẹ không được yêu cầu anh/ chị phải nhường em khi anh, chị đang chơi. mà có thể hướng dẫn anh chị cách chia sẻ cho em. Nhưng nếu anh/ chị không muốn cũng không được phép ép buộc, hay phán xét như vậy là "hư" . Vì các con có quyền bình đẳng như nhau.
Nếu bố mẹ cứ can thiệp và việc phân xử con, bố mẹ sẽ suốt ngày phải đứng ra làm quan tòa bất đắc dĩ. Và nếu cứ yêu cầu anh phải nhường em, lâu dần sẽ khiến anh ghét em. Còn em thì càng ngày càng trở lên bướng bỉnh hơn, đòi gì được nấy, vì biết được bố mẹ, anh/ chị chiều.
Nói chung, giải pháp phù hợp bố mẹ có thể áp dụng, là chỉ mua một món đồ chơi, và dạy cho các con về nội quy khi chơi hay hoạt động cùng nhau.
Ngoài nội quy này, các mẹ cần phải biết thiết kế các nội quy tương tự trong gia đình cho con, và dạy cho các con mỗi ngày. Để ngôi nhà thực sự là nơi bình yên của bố mẹ sau mỗi giờ tan sở, và cũng kết nối được tình yêu thương, đoàn kết giữa các con với nhau.
Xem thêm:
Bố mẹ nói lời cay nghiệt, con trẻ lớn lên thích mỉa mai người khác Khi còn giữ thói quen châm chọc và làm tổn thương người khác, tôi không suy nghĩ nhiều về hậu quả của nó. Tôi chỉ ... |
Con xin lỗi cha mẹ, con có thể " hiếu" nhưng không phải lúc nào cũng "thuận" Lòng hiếu thảo rất cần ở mỗi người con đối với đấng sinh thành nhưng ở một mức độ hợp lý, không phải là sự ... |
Vì sao cha mẹ giàu, có thế lực thường bất chấp để chạy trường cho con? Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè, thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc ... |