Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
13:59 | 09/12/2015 GMT+7

“Làm sao cho công chức hiểu chén cơm mình ăn, áo mình mặc là từ tiền của nhân dân”

aa
Cải cách hành chính được xem như là giải pháp cơ bản làm động lực cho cỗ máy chính quyền thành phố hoạt động tốt, phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt hàng các đại biểu: “Làm sao cho các công chức hiểu được chén cơm mình ăn, áo mình mặc là từ tiền của nhân dân!”.

lam sao cho cong chuc hieu che n com mi nh an a o mi nh mac la tu tie n cu a nhan dan

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (giữa) tại cuộc họp sáng nay

"Đề nghị các đại biểu không nói chung chung"

Ngày 9/12, kỳ họp thứ 20 của HĐND TPHCM khóa VIII bước vào ngày làm việc thứ 2. Trong buổi sáng, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM đã có bài báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu thảo luận tổ trong chiều 8/12 và chủ trì cho các đại biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội thời gian tới.

Bà Quyết Tâm kêu gọi: “Đề nghị quý vị dựa vào năng lực của mình đánh giá xem thành phố mình có thách thức, cơ hội gì. Thách thức gì để chúng ta chuẩn bị ứng phó. Cơ hội gì để chúng ta nắm bắt, vượt qua khó khăn để phát triển thành phố mạnh mẽ hơn. Đề nghị các đại biểu không nói chung chung, cần nói cụ thể lĩnh vực nào, tác động đến tầng lớp nào và có giải pháp cụ thể để giải quyết, phát triển”.

Bà ví dụ: “Vấn đề chất lượng cạnh tranh của thành phố chúng ta trong quá trình hội nhập cần đánh giá rõ khả năng cạnh tranh của chúng ta hiện nay như thế nào? Vấn đề gì, khía cạnh nào sụt giảm? Tại sao? Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trước mắt, thành phố cần chuẩn bị gì, cần lấy gì để hội nhập?...”.

Chủ tịch HĐND TP cũng nhìn nhận nếu góp ý hết các vấn đề, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội thì rất rộng, khó nói hết trong 1 buổi làm việc nên bà đặt hàng các đại biểu chú trọng 3 nhóm vấn đề chính là cơ chế, chính sách và cải cách hành chính.

Bà nói: “Về liên kết vùng để phát triển. Hiện chúng ta có cơ chế nào mà ta chưa tận dụng hết hay không? Có cơ chế mới nào cần có thì đề xuất để thành phố chúng ta hội nhập trong khu vực, liên kết vùng tốt hơn”.

Về chính sách, bà Quyết Tâm đặt hàng đại biểu nghiên cứu bên cạnh những chính sách chung của Đảng & nhà nước, thành phố cần chính sách riêng gì cho doanh nghiệp phát triển. Bà yêu cầu đại biểu góp ý: “Đối với doanh nghiệp lớn có thế mạnh thì ta cần chính sách gì? Với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có chính sách gì? Làm gì để tạo động lực cho doanh nghiệp tư nhân phát triển?...”.

Về vấn đề cải cách hành chính, bà Tâm cho là các khẩu hiệu như xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, có tinh thần phục vụ nhân dân… đã quá quen thuộc với mọi người nhưng thực tế chưa phải là giải pháp.

“Làm gì để hiện đại? Chuyên nghiệp như thế nào? Bao nhiêu công chức có tinh thần phục vụ nhân dân, đo lường được không? Chúng ta phải nghĩ giải pháp làm sao cho công chức hiểu được chén cơm mình ăn, áo mình mặc là từ tiền của nhân dân! Chúng ta phải nghiên cứu, đặt vấn đề là mức lương như vậy có đủ để công chức vô tư phục vụ nhân dân không? Và từ đó cân nhắc giải pháp phù hợp!” - Chủ tịch HĐND TP nói.

Không tin tưởng lắm vào con số báo cáo tham nhũng

lam sao cho cong chuc hieu che n com mi nh an a o mi nh mac la tu tie n cu a nhan dan

Đại biểu Trần Văn Thiện phát biểu

Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Thiện cho là còn 1 vấn đề mấu chốt rất quan trọng đối với bộ máy chính quyền cần giải quyết, đó là tình trạng tham nhũng. “Tôi thấy ai cũng quan tâm đến tình trạng tham nhũng ngày càng phát triển tinh vi, trầm trọng ở nước ta. Ai cũng tin rằng tham nhũng đã là quốc nạn trên toàn quốc, trong đó chắc chắn là có TPHCM”, ông Thiện nói.

Ông Thiện nêu bất bình: “Báo cáo của thành phố nói về tham nhũng rất ngắn. Chỉ phát hiện sai phạm 85 tỷ đồng, thu về cho nhà nước 31 tỷ và 3 căn nhà. Kết quả rất nhỏ và nếu thật sự như vậy thì thật đáng phấn khởi. Nhưng có thật vậy không? Tham nhũng nó đang trốn ở đâu mà không thấy?”.

Bản thân ông không tin tưởng lắm vào những con số báo cáo chống tham nhũng của thành phố. Có 3 vấn đề mà ông băn khoăn: “Đánh giá tình hình tham nhũng thành phố như thế, báo cáo liệu có phản ánh đúng thực trạng tham nhũng hay không? Tại sao trong suốt nhiệm kỳ HĐND TP vừa qua, vấn đề tham nhũng không được đưa ra bàn luận tại nghị trường? TPHCM có giải pháp gì trong cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay?”.

“Ai cũng nói Việt Nam là cường quốc tham nhũng, không biết tôi có nói quá không? Vậy chúng ta phải làm gì để xã hội nói chung, thành phố nói riêng chống tham nhũng? Làm gì để xã hội chúng ta tiến tới 1 đất nước không ai dám tham nhũng, không ai cần tham nhũng? Cử tri thành phố mong muốn TPHCM cùng cả nước sẽ quyết tâm mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng!”, đại biểu Trần Văn Thiện trăn trở.

Tất cả mọi người Việt Nam yêu nước hiện nay rất trông mong sẽ xuất hiện một vị tướng có đủ đức, tài, trí, tâm, bản lĩnh, dũng khí để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống quốc nạn tham nhũng hiệu quả”, đại biểu Trần Văn Thiện nói thêm.

Vẫn chưa phát hiện ra tham nhũng

Giải trình trước HĐND TP.HCM về công tác chống tham nhũng, Phó chánh thanh tra TP.HCM Nguyễn Thị Ngọc Nga đánh giá tình hình tham nhũng hiện nay vẫn còn tồn tại phức tạp, tập trung nhiều ở các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, đầu tư công.

Bà Nga cho rằng nguyên nhân tồn tại tham nhũng do một số địa phương, cơ quan vẫn chưa giải quyết đơn thư tố cáo của nhân dân, chưa kiểm tra trong đơn vị mình; việc tặng quà, nhận quà vẫn ngấm ngầm diễn ra, chưa định giá được quà tặng; còn tình trạng cán bộ nhũng nhiễu.

Song theo thống kê của Thanh tra TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2015, kết quả thanh tra chưa phát hiện đơn vị tham nhũng. Thanh tra TP đã thực hiện 176 vụ thanh tra. Kết quả phát hiện 80/341 đơn vị sai phạm. Trong đó, chủ yếu là sai phạm về kinh tế. Thanh tra đã thu hồi và nộp ngân sách nhà nước hơn 141 tỉ đồng.

“Thời gian qua, lãnh đạo TP đã chỉ đạo chống tham nhũng quyết liệt, công tác kiểm tra, thanh tra của được đẩy mạnh, đồng thời chăm lo đời sống cán bộ, công chức”, bà Nga nói.

Tổng hợp từ Dân Trí, Thanh Niên

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam, Pháp

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hoà Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10, hai nước đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác từ nghị viện đến địa phương

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác từ nghị viện đến địa phương

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Gerard Larcher.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của hội nghị. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte Adresse, Pháp

Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte Adresse, Pháp

Trong khuôn khổ chương trình tham gia Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, trưa 6/10, giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Sainte Adresse dự Lễ khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

Đọc nhiều

Cốt cách người Thăng Long - Hà Nội

Cốt cách người Thăng Long - Hà Nội

Người Thăng Long - Hà Nội có đặc tính chung của người Việt là: chăm chỉ, tính chịu đựng cao, lòng tự tôn lớn, dũng cảm, khoan dung và hòa hiếu nhưng trong lối sống, cung cách ứng xử lại có những lại có nét riêng.
Khánh thành Cổng chào Phố Văn hóa Việt Nam tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan)

Khánh thành Cổng chào Phố Văn hóa Việt Nam tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan)

Ngày 10/10, lễ khánh thành Cổng chào Phố Văn hoá Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu cho dự án xây dựng Phố Văn hoá Việt Nam tại địa phương này.
Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới

Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới

Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Tây Ban Nha

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Tây Ban Nha

Chiều 9/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp bà Carmen Cano De Lasala, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Tây Ban Nha tại Việt Nam.
Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Từ những con bò giống được trao tặng cho bà con hai bên biên giới Việt - Lào, đã có thêm bê con được sinh ra.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động