Lạm phát Mỹ đã hạ nhiệt đáng kể so với khoảng thời gian trước?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ đưa ra mốc thời gian vỡ nợ mới của nước Mỹ
Mốc thời điểm mới mà bà Yellen công bố vào ngày thứ Sáu giúp mang đến thêm thời gian đàm phán cho các bên đại diện của Nhà Trắng và các chính trị gia Đảng Cộng hòa Mỹ.
|
Lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt mạnh tạo tiền đề cho việc Fed không nâng lãi suất
Tuy nhiên nếu loại bỏ thực phẩm và năng lượng khỏi rổ hàng hóa tính CPI, tình hình chung của chỉ số giá tiêu dùng không thực sự lạc quan.
|
Lạm phát toàn phần tại Mỹ được tính toán đã chững lại đáng kể trong tháng 6/2023, tuy nhiên lạm phát lõi nhiều khả năng vẫn ở ngưỡng cao, nó giúp cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thêm động lực để nối lại việc nâng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 7/2023.
Theo Financial Times, Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) vào ngày thứ Tư dự kiến sẽ công bố báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng, dự kiến báo cáo này sẽ cho thấy lạm phát toàn phần tháng 6/2023 tại Mỹ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng lạm phát này như vậy đã hạ nhiệt đáng kể so với con số 4% của tháng 5/2023 và đồng thời thấp nhất tính từ tháng 3/2021.
Lạm phát lõi, chỉ số không tính đến chi phí thực phẩm và năng lượng đầy biến động, nhiều khả năng đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn ngưỡng 5,3% của tháng liền trước. Lạm phát lõi đã không ngừng duy trì ở ngưỡng cao dù rằng con số lạm phát toàn phần đã giảm.
Việc lạm phát lõi cao hơn, hoặc đúng với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế, có thể củng cố cho quan điểm rằng Fed sẽ lại nối lại việc nâng lãi suất trong tháng này sau khi hãm phanh vào tháng 6/2023 lần đầu tiên tính từ khi chiến dịch nâng lãi suất của Fed bắt đầu vào tháng 3/2022. Trên thị trường tương lai, nhà đầu tư dự báo khả năng Fed nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong tháng 7/2023 lên đến 89%.
Trên thị trường Anh, tuần này sẽ là một tuần đầy sôi động với các thông tin kinh tế. Nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều đến những con số về tăng trưởng lương của người lao động. Mức tăng lương đặc biệt cao trong tháng trước, nó củng cố cho kỳ vọng rằng thị trường lao động đang chững lại. Kết quả, thị trường và các chuyên gia kinh tế dự báo nhiều hơn nữa về các đợt nâng lãi suất.
Tại Anh, tuần này sẽ là một tuần bận rộn của các thông tin kinh tế được công bố, nhiều nhà đầu tư sẽ tập trung vào các con số liên quan đến mức lương của người lao động.
Mức lương của người lao động tăng mạnh trong tháng trước, trái ngược với kỳ vọng sau nhiều dữ liệu cho thấy thị trường lao động đang chững lại. Kết quả, thị trường và các chuyên gia kinh tế dự báo về khả năng sẽ có thêm các đợt nâng lãi suất.
Theo khảo sát của các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng thu nhập theo giờ của người Anh không tính thưởng trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 5/2023 là 7,1%, chỉ thấp hơn chút so với con số 7,2% của giai đoạn trước.
Chuyên gia kinh tế tại Investec, bà Ellie Henderson, đồng thời dự báo về khả năng tăng trưởng thu nhập nói chung sẽ cao hơn dù rằng số lượng việc làm đăng tuyển đang giảm đi, nhìn chung nó vẫn ở ngưỡng cao, vì vậy giới chủ có thêm động lực để trả lương cao nhằm giữ chân nhân viên.
Bà Henderson dự báo về khả năng số lượng việc làm tăng nhẹ cũng như tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động tăng dựa trên kỳ vọng rằng điều kiện tài chính siết chặt với các hộ gia đình khi mà thêm nhiều người trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên cũng theo bà Henderson, cho đến khi số lượng việc làm trống trở lại ngưỡng bình thường, thị trường lao động sẽ vẫn chịu nhiều sức ép.
Chuyên gia kinh tế tại tổ chức Pantheon Macroeconomics, ông Samuel Tombs, cho rằng tăng trưởng việc làm và mức lương nhiều khả năng đã chững lại trong tháng 5/2023 tuy nhiên xu thế này sẽ không dủ để ngăn các quyết sách của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC).
Các thị trường đang dự báo về khả năng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nâng lãi suất ngân hàng từ ngưỡng 5% hiện tại, cao nhất trong 15 năm lên mức 6,5% vào thời điểm cuối tháng 12/2023.
Nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dấu hiệu niềm tin thị trường suy giảm tại Đức. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Leibniz hay còn gọi là ZEW dự kiến sẽ công bố khảo sát về niềm tin nhà đầu tư vào ngày thứ Ba.
Trong tháng trước, chỉ số này hạ 21,7 điểm xuống âm 36,5 điểm, mức hạ sâu hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế, đồng thời đây cũng là mức hạ theo tháng mạnh nhất tính từ tháng 4/2020, thời điểm khi mà đại dịch COVID-19 bắt đầu.
Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters hiện đang dự báo nhiều hơn về khả năng chỉ số giảm về âm 60 điểm. Chuyên gia kinh tế phụ trách châu Âu tại Nomura, ông George Buckley, nhận định: “Nếu như những điều kiện hiện tại trong kinh tế Đức không thay đổi, kinh tế Đức có thể sẽ suy thoái sâu”.
Có nhiều dấu hiệu tích cực trong tuần này khi mà số lượng đơn hàng sản xuất tăng cao hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia, mức tăng ghi nhân 6,4% so với một tháng trước. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích tin rằng con số này chịu ảnh hưởng từ một số yếu tố ngắn hạn, ví dụ như số lượng đơn đặt hàng phụ tùng đóng tàu và tàu hỏa tăng chóng mặt.
Lý do Washington và Bắc Kinh nỗ lực nối lại đối thoại về kinh tế
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo có thể sẽ có sự chia rẽ của kinh tế thế giới thành hai khối làm chững lại kinh tế toàn cầu.
|
Giá hàng hóa toàn cầu đồng loạt giảm sâu phát chỉ báo xấu về kinh tế toàn cầu
Trong vòng 12 tháng vừa qua, giá hàng hóa toàn cầu đã giảm hơn 25%, thực tế này được phản ánh trong diễn biến của chỉ số giá hàng hóa S&P GSCI Commodities.
|