Bộ trưởng Tài chính Mỹ đưa ra mốc thời gian vỡ nợ mới của nước Mỹ
HSBC tin Việt Nam trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2023
Tính chung toàn bộ khu vực châu Á, chuyên gia HSBC không tin rằng xu thế hạ lãi suất sẽ trở nên phổ biến trong năm nay mà sẽ cần phải chờ đến đầu năm sau.
|
Nhiều nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ bất ngờ tăng trưởng tốt
Kết quả các cuộc khảo sát khác của S&P Global vào ngày thứ Ba cho thấy hoạt động kinh tế tại châu Âu trong tháng 5/2023 chững lại, trong khi đó hoạt động kinh tế tại Nhật tăng trưởng tốt.
|
Vào ngày thứ Sáu, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định nước Mỹ sẽ có đủ dự trữ để tránh khả năng vỡ nợ cho đến ngày 5/6/2023, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
“Chúng tôi tính toán rằng Bộ Tài chính Mỹ sẽ không có đủ nguồn lực để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của chính phủ nếu Quốc hội không nâng hoặc hoãn trần nợ trước ngày 5/6/2023”, bà Yellen nhấn mạnh.
Mốc thời điểm mới mà bà Yellen công bố vào ngày thứ Sáu giúp mang đến thêm thời gian đàm phán cho các bên đại diện của Nhà Trắng và các chính trị gia Đảng Cộng hòa Mỹ. Tính đến hiện tại, các bên đã gần đi đến thống nhất để nâng trần nợ Mỹ trong vòng 2 năm.
Trước đây, bà Yellen từng nói rằng nước Mỹ sẽ chỉ có đủ tiền mặt chi trả cho các nghĩa vụ cần thiết cho đến ngày 1/6/2023.
Thông báo vào ngày thứ Sáu của bà Yellen đánh dấu cho lần đầu tiên bà Yellen cập nhật với Quốc hội Mỹ về thời hạn chót cần nâng trần nợ chứ không phải chỉ nói đến khoảng thời gian như trước.
Bà Yellen giải thích rằng Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải chi trả các khoản ước tính 130 tỷ USD trong 2 ngày đầu tháng 6/2023, như vậy cơ quan này sẽ chỉ còn lại khoản nguồn lực rất hạn chế.
“Trong tuần có ngày 5/6/2023, Bộ Tài chính Mỹ dự kiến sẽ thanh toán ước tính khoảng 92 tỷ USD, ngoài ra còn một số các khoản tiền khác. Nếu trần nợ Mỹ không được điều chỉnh trước thời điểm đó, nguồn lực dự kiến sẽ không đủ để đáp ứng các nghĩa vụ trên”, bà Yellen nhấn mạnh.
Để nhấn mạnh cho việc dự trữ của Bộ Tài chính Mỹ đã giảm đến mức độ nào, bà Yellen nói rằng cơ quan này đã buộc phải chuyển 2 tỷ USD từ quỹ dịch vụ hưu trí sang kênh vay tiền chính của chính phủ có tên Federal Financing Bank.
Bà Yellen giải thích: “Động thái này hoàn toàn cần thiết bởi xét đến ngưỡng tài nguyên còn tồn lại sau khi tôi đã vận dụng hết các kênh cần thiết nhằm tránh việc chính phủ không thực hiện được các cam kết với nhiều bên”.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu một phần bởi lạc quan về khả năng Hạ viện và Thượng viện Mỹ sẽ có thể thống nhất được về vấn đề trần nợ và dự thảo sẽ được Tổng thống Mỹ ký thông qua trước ngày 1/6/2023.
Tuy nhiên khi mà các cuộc đối thoại tiếp nối trong cuối tuần chỉ với những tuyên bố mơ hồ thì tâm lý lạc quan dường như có phần thuyên giảm.
Vào ngày thứ Tư, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch thông báo đã đưa Mỹ vào diện theo dõi điều chỉnh xếp hạng tín nhiệm 3 chữ A.
Vào ngày thứ Sáu, trong đánh giá đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về nước Mỹ, các chuyên gia thuộc IMF khẳng định rằng tình thế bế tắc liên quan đến vấn đề trần nợ liên bang sẽ có thể tạo ra rủi ro hệ thống với cả Mỹ và kinh tế toàn cầu.
Nếu nước Mỹ vỡ nợ về mặt kỹ thuật, dù chỉ trong vài ngày, nó sẽ đẩy tăng lãi suất và gây tổn hại đến niềm tin vào đồng USD Mỹ. Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng vị thế của đồng USD trong dự trữ toàn cầu chắc chắn chịu ảnh hưởng.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones có lúc tăng 375 điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu sau khi số liệu lạm phát mới công bố cao vượt kỳ vọng, theo nội dung bài báo mới được Investor’s Daily công bố.
Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chịu tác động từ việc xuất hiện thêm những yếu tố lạc quan về khả năng các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ có được thỏa thuận để nâng trần nợ Mỹ và tránh khả năng vỡ nợ gây ra nhiều hậu quả xấu.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 328,69 điểm tương đương 1% lên 33.093,34 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 1,3% lên 4.205,45 điểm còn chỉ số Nasdaq tăng 2,2% lên 12.975,69 điểm.
Cổ phiếu Intel và American Express tăng lần lượt 5,8% và 4,1%, chỉ số Dow Jones nhờ vậy tăng điểm. Chỉ số cổ phiếu của doanh nghiệp công nghệ và tiêu dùng đều tăng hơn 2%.
Chỉ số Nasdaq có tuần tăng điểm thứ 5, mức tăng ghi nhận 2,5%. Chỉ số S&P 500 đồng thời tăng 0,3% trong tuần. Chỉ số Dow Jones giảm 1% trong tuần.
Quốc hội Mỹ và các chính trị gia trong chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hướng đến mục tiêu nâng trần nợ Mỹ trong 2 năm. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy vào ngày thứ Năm cho biết các cuộc đối thoại hiện đang phát huy tác dụng, tuy nhiên khẳng định thêm: “Chúng ta sẽ cần phải có thêm bước tiến trong đối thoại”.
Doanh số bán lẻ Mỹ bất ngờ tăng gây khó cho cuộc chiến chống lạm phát
Sau thông tin trên, các chỉ số chứng khoán tương lai hạ, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 10 năm tăng, đồng USD không có nhiều thay đổi.
|
Wall Street Journal: Lạm phát cao khiến nhiều người Mỹ nghèo đi
Tỷ lệ người trưởng thành công bố tình hình tài chính xấu đi trong năm 2022 tăng lên mức 35%, cao nhất tính từ năm 2014 khi khảo sát này lần đầu được tiến hành.
|