Lãi suất tiết kiệm ngân hàng hôm nay 23/9: Kỳ hạn 3 tháng dao động từ 3,65-4,8%
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng hôm nay 22/9: Kỳ hạn 6 tháng dao động từ 4,4-5,7% |
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng hôm nay 21/9: Kỳ hạn 24 tháng cao nhất 8,4%, thấp nhất 5,1% |
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất hôm nay:
Tại kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp nhất là 3,65% và cao nhất 4,8%. Cụ thể như sau:
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng Vietcombank là 4,8%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng BIDV là 3,8%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng VietinBank là 3,8%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng Eximbank là 3,8%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng ACB là 3,9%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng Sacombank là 4,0%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng Techcombank là 3,65%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng LienVietPostBank là 4,0%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng DongA Bank là 4,25%
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng Agribank là 3,8%
Tỷ giá tại các ngân hàng:
Ngân Hàng | USD | EUR | GBP | JPY | ||||
Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | |
Vietcombank | 23.060 | 23.270 | 26.695 | 28.056 | 29.810 | 31.055 | 209,94 | 219,98 |
BIDV | 23.090 | 23.270 | 27.001 | 28.079 | 30.133 | 30.828 | 211,11 | 219,65 |
VietinBank | 23.041 | 23.271 | 27.131 | 28.156 | 30.290 | 31.300 | 211,26 | 219,76 |
Agribank | 23.085 | 23.255 | 27.052 | 27.645 | 30.171 | 30.819 | 211,09 | 219,19 |
Eximbank | 23.080 | 23.250 | 27.118 | 27.588 | 30.283 | 30.809 | 215,11 | 218,84 |
ACB | 23.090 | 23.260 | 27.148 | 27.622 | 30.479 | 30.889 | 214,57 | 218,55 |
Sacombank | 23.078 | 23..290 | 27.219 | 27.773 | 30.436 | 30.947 | 214,46 | 220,84 |
Techcombank | 23.072 | 23.272 | 26.907 | 28.120 | 30.003 | 31.136 | 213,40 | 222,52 |
LienVietPostBank | 23.100 | 23.260 | 27.067 | 27.571 | 30.322 | 30.186 | 214,74 | 218,67 |
DongA Bank | 23.110 | 23.240 | 27.100 | 27.580 | 30.260 | 30.800 | 211,60 | 218,40 |
Lãi suất thị trường liên ngân hàng:
Thời hạn | Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm) | Doanh số (Tỷ đồng) |
Qua đêm | ,11 | 49.652 |
1 Tuần | ,16 | 12.136 |
2 Tuần | ,24 | 3.596 |
1 Tháng | ,56 | 2.576 |
3 Tháng | 1,84 | 880 |
6 Tháng | 3,52 | 150 |
9 Tháng | 3,55(*) | 0(*) |
Tín dụng đến giữa tháng 9 chỉ tăng 4,81%
Theo thông tin cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 15/9/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng 7,58% so với cuối năm 2019.
Trong những tháng đầu năm, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
Về điều hành tỷ giá, từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù một số giai đoạn chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến động trên thị trường quốc tế, thị trường ngoại tệ Việt Nam và tỷ giá USD/VND duy trì ổn định, NHNN tiếp tục mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.
Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống TCTD dồi dào nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019, đến ngày 16/9/2020, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.
Về hỗ trợ tín dụng theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, đến ngày 14/9/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng.
Phía NHNN cho biết thêm, hầu hết các TCTD đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%. Bên cạnh đó, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 1,11 triệu tỷ đồng nợ xấu, trong đó 7 tháng đầu năm 2020, tổng nợ xấu được xử lý là khoảng 63,7 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 ra đời đã hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng từ năm 2012 – 2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Lượng nợ xấu đã xử lý trên không bao gồm nợ xấu xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro; và xử lý bằng hình thức bán nợ cho VAMC thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt.
Cùng với đó, tỷ trọng nợ xấu xử lý bằng hình thức khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42 đã xử lý từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến thời điểm 31/12/2019 và 31/5/2020 tương ứng khoảng 40,5% và 40,1%, cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 (22,8%).
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng hôm nay 20/9: Kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất? |
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng hôm nay 19/9: Kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất? |