Lạc rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu phụ nữ mang thai ăn món này sẽ không khác gì "nạp thạch tín" vào người
Lạc (đậu phộng) là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất oxy hóa, omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe và là nguồn cung cấp protein tốt nhất trong giới thực vật. Đây là món ăn được tích trữ trong nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải ai ăn lạc cũng có lợi cho sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai.
Ảnh minh họa |
Là một trong những loại hạt được nhiều người ưa thích, nhưng tại Bắc Mỹ, trong nhiều trung tâm giữ trẻ và nhà ăn trường học, các cây họ đậu lại bị nghiêm cấm, bởi trẻ bị dị ứng lạc đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1997 (khoảng 1,4% trẻ em ở Mỹ bị dị ứng lạc).
Mặc dù, Học viện Nhi khoa Mỹ đã hủy bỏ khuyến cáo cho phụ nữ mang thai không nên ăn lạc, nhưng các bà bầu vẫn tránh ăn chúng. Và điều này đã làm cho những đứa trẻ tăng nguy cơ dị ứng.
Các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal) cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé. Việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần.
Lạc rất giàu dinh dưỡng nhưng không tốt đối với phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa |
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, ngoài việc ăn đầy đủ và phong phú các loại thực phẩm tốt cho thai kỳ, bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của phụ nữ trong quá trình mang thai để cung cấp đủ chất nuôi dưỡng thai, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng trong quá trình mang thai.
Ngoài phụ nữ mang thai, nhóm người dưới đây khi ăn lạc cũng phải hết sức cẩn trọng:
Người hay bốc hỏa: Lạc vị ngọt, tính nóng, người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu... do chứng nội nhiệt bốc hỏa sau khi ăn lạc sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn.
Người mắc bệnh tiểu đường cần khống chế tổng năng lượng dung nạp hàng ngày, vì vậy mỗi ngày không nên dùng quá 3 thìa dầu nấu (30g). Tuy nhiên, 18 hạt lạc thì tương đương với 1 thìa dầu (10g) và có thể sinh ra 90kl nhiệt lượng.
Người có tiêu hóa kém: Do lạc nhiều mỡ nên người yếu tì gây viêm ruột, lỵ, tiêu hóa kém ăn lạc sẽ gây lỏng lị, không lợi cho sức khỏe.
Người bị bệnh phù thũng: Trong lạc có một loại chất làm đông máu trong thời gian ngắn. Nếu cơ thể bị tổn thương, mạch máu bị phù, sau khi ăn lạc có thể làm cho máu ứ lại, không lưu thông, làm cho bệnh phù thũng nặng thêm.
Người cắt bỏ túi mật: Dịch mật có ý nghĩa rất quan trọng đối với hấp thụ và tiêu hóa chất béo. Những người sau khi cắt bỏ túi mật thì không thể tích trữ dịch mật, tất yếu ảnh hưởng đến tiêu hóa chất béo trong lạc.
Người muốn giảm béo: Lượng chất béo và năng lượng trong lạc rất cao. Chỉ cần ăn 1 lạng lạc thì sẽ bổ sung 581kl năng lượng. Vì vậy muốn giảm béo thì nên rời xa lạc.
Người mắc bệnh Gout: Lạc là thực phẩm có nhiều chất béo, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết axit uric trong khớp qua nước tiểu, làm nặng thêm bệnh tình. Vì vậy, người bị bệnh Gout cấp tính tuyệt đối không được ăn lạc.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo người tiêu dùng phải thận trọng khi ăn lạc bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm hoặc lạc mốc, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc cho người ăn phải.
Vì vậy, khi chọn lạc để chế biến cần quan sát kỹ và loại bỏ những hạt lạc bị nảy mầm hoặc mọc ra một lớp mốc màu xám xanh, tuyệt đối không nên ăn những hạt này.