Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
07:44 | 10/01/2024 GMT+7

Kỳ vọng "đón sóng" dòng vốn FDI

aa
Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, an toàn và đang đón “làn sóng” đầu tư, đặc biệt lĩnh vực công nghệ, điện tử, sản xuất linh kiện.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 đạt hơn 36,6 tỷ USD
Kết nối doanh nghiệp FDI tham gia công tác cộng đồng, giao lưu văn hóa tại Đồng Nai
Chú thích ảnh
Công nhân nhà máy Jia Hsin sản xuất lô hàng dép xốp xuất khẩu. Ảnh: Minh Hưng/TTXVN.

Hàng loạt dự án quy mô lớn

Theo bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê đầu tư - xây dựng (Tổng cục Thống kê - TCTK): Năm 2023, Việt Nam đã thu hút được 36,6 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư FDI, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước.

Số vốn giải ngân FDI năm 2023 cũng rất ấn tượng, đạt khoảng 23,1 tỷ USD, cao hơn nhiều năm gần đây. Các nhà đầu tư FDI đã rót vốn vào Việt Nam với hàng loạt dự án quy mô từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD.

Trong tổng vốn FDI đăng ký năm 2023, vốn đăng ký cấp mới và vốn góp mua cổ phần (chiếm 78,47% tổng vốn) tăng rất cao, tương ứng tăng 62,2% và 65,7%, so với cùng kỳ 2022, đóng góp vào mức tăng chung ấn tượng của tổng vốn FDI đăng ký năm 2023, tăng 32,1% so với cùng kỳ.

Một số dự án FDI có vốn đăng ký rất cao như: Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình đến từ Nhật Bản, có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,99 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện khí từ khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG); Dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam (Hồng Kong), tổng vốn đăng ký đạt 1,5 tỷ USD tại Quảng Ninh; Dự án nhà máy Lite-on Quảng Ninh, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 690 triệu USD với mục tiêu sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính tại Quảng Ninh...

Ngoài ra có dự án Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking mua cổ phần Ngân hàng VPBank trị giá 1,5 tỷ USD; dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng tăng vốn đầu tư 1 tỷ USD...

“Tổng vốn đăng ký FDI năm 2023 có mức tăng cao nhất và ấn tượng tính từ khi COVID-19 xuất hiện và bùng phát năm 2020, được kiểm soát hoàn toàn vào năm 2022. Kết quả này có được là do môi trường đầu tư luôn được cải thiện, hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội. Các hoạt động ngoại giao Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam (100% vốn đầu tư của Nhật Bản) ở Khu công nghiệp Sông Đà, tỉnh Hòa Bình. kinh tế của Đảng, Chính phủ được tăng cường, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản và Hoa Kỳ được kỳ vọng đưa đến làn sóng đầu tư mới, chất lượng vào Việt Nam”, bà Phí Thị Hương Nga nhận xét. Ngoài ra, đầu tư công đã thực hiện tốt vài trò là nguồn vốn mồi, giúp thu hút FDI cao trong cả năm 2023.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, thu hút đầu tư nước ngoài là một điểm sáng của bức tranh kinh tế 2023, trong bối cảnh dòng đầu tư toàn cầu trong xu hướng chậm lại. Việt Nam vẫn là một trong những lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt gần đây, trở thành tâm điểm chú ý của ngành bán dẫn, các ngành công nghiệp công nghệ cao...

Năm 2023 cũng ghi nhận những nỗ lực rất lớn trong giải ngân vốn đầu tư công. Đây là năm có nguồn lực đầu tư khổng lồ, nhưng ước tính hết tháng 12/2023 đã giải ngân được gần 580.000 tỷ đồng, đạt 81,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với năm 2022 cả về số tuyệt đối tương đối, và cũng là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua.

“Tháng 12/2023 là tháng có tốc độ giải ngân vốn đầu tư công nhảy vọt. Nếu duy trì được tốc độ này trong việc thanh quyết toán phần đã thực hiện còn lại trong tháng 1/2024, thì mục tiêu giải ngân 95% đã đề ra là có thể đạt được. Nhờ giải ngân lớn, nên năm 2023, chúng ta đã khởi công và hoàn thành nhiều công trình, dự án hạ tầng quan trọng của đất nước, trong đó có việc đưa gần 700 km đường bộ cao tốc vào sử dụng, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá.

Cải thiện điều kiện để hút vốn đầu tư

Mới đây, Fitch Ratings - một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế, đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng ổn định, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam đang có lợi thế trong thu hút FDI nhờ viễn cảnh kinh tế tích cực.

Về triển vọng thu hút đầu tư FDI năm 2024, đại diện TCTK nhận định: Dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Nhất là trong bối cảnh, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), trở thành quốc gia đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn toàn cầu, như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga,...

Cùng với đó, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn; Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; nhiều chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp được thực thi hiệu quả.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh là giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam ứng phó với tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu trong ngắn và dài hạn.

Theo đó, muốn thu hút đầu tư, Việt Nam phải có môi trường kinh doanh cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khác. Vì vậy, cần thực thi quyết liệt, hiệu quả hơn các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh; đơn giản hoá thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giúp giảm chi phí gánh nặng về thủ tục hành chính, tuân thủ pháp luật minh bạch và ít rủi ro hơn; qua đó, tăng tính hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Trước hết, cần rà soát toàn bộ hệ thống thuế, đồng thời tính đến chính sách thuế dài hạn hơn trong mục tiêu chung là chống xói mòn cơ sở thuế và chống chuyển lợi nhuận. Với trường hợp cần thiết, có thể cân nhắc ưu đãi dựa trên chi phí mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang khuyến nghị”, ông Phan Đức Hiếu cho biết.

Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia chuỗi giá trị xuất khẩu của các tập đoàn FDI ở phân khúc có công nghệ, giá trị cao hơn hiện nay.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Vafie), cơ hội thu hút đầu tư FDI trong năm 2024 đang mở ra như năm 2008, thời điểm Việt Nam vừa tham gia WTO. Các yếu tố như cuộc chiến kiểm soát công nghệ lõi, công nghệ chip, công nghệ của tương lai đang mở ra cơ hội cho Việt Nam trong thu hút FDI công nghệ cao. Dù việc áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024 làm mất lợi thế ưu đãi thuế của Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI, nhưng cũng mang lại những lợi ích cho Việt Nam, giúp giải quyết được câu chuyện chuyển giá trong hoạt động đầu tư FDI.

Để ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần thay đổi môi trường đầu tư để giữ chân các “ông lớn” FDI; đồng thời thu hút thêm các nhà đầu tư mới trong năm 2024. Muốn vậy, chính sách đầu tư cần thông thoáng hơn, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải làm tốt hơn, cần sớm nâng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế, PGS TS Trần Hoàng Ngân:

Ngoài việc xem xét ưu đãi bổ sung, gồm cả ưu đãi về tài chính, để thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia; hỗ trợ đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế xanh; hỗ trợ, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính. Đây là những vấn đề được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.

Đối với việc áp thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024, lợi ích đầu tiên khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam; đồng thời, Việt Nam sẽ thu được một khoản thuế bổ sung từ thuế tối thiểu toàn cầu. Mặt khác, việc áp dụng chính sách sẽ đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, thể hiện sự tiến bộ và minh bạch trong hệ thống quản lý thuế, môi trường đầu tư kinh doanh tiệm cận với xu thế chung của thế giới, trong khi vẫn giữ nguyên được các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Để giữ chân các nhà đầu tư công nghệ cao, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho hạ tầng về giao thông để góp phần giảm chi phí logistics, chi phí sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp, bên cạnh việc đầu tư nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia. Ngoài ra, cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế xanh.

Theo Báo Tin tức/TTXVN

https://baotintuc.vn/kinh-te/ky-vong-don-songdong-von-fdi-20240107070307782.htm

100 doanh nghiệp FDI Nhật Bản tham gia đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội tại Việt Nam 100 doanh nghiệp FDI Nhật Bản tham gia đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
Trong 10 tháng Việt Nam có thêm 2.608 dự án FDI mới, tăng 66,1% Trong 10 tháng Việt Nam có thêm 2.608 dự án FDI mới, tăng 66,1%
Theo Báo Tin tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cần Thơ: giàu tiềm năng hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ

Cần Thơ: giàu tiềm năng hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ

Chiều 17/3, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với ngài Vipra Pandey - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh.
Đất nước sẽ chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Đất nước sẽ chuyển mình trong kỷ nguyên mới

PGS .TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã bày tỏ niềm tin của mình về “kỷ nguyên mới” của dân tộc trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Thời Đại.
Kinh tế hoà bình của Việt Nam và sức mạnh kiều bào trong kỷ nguyên vươn mình

Kinh tế hoà bình của Việt Nam và sức mạnh kiều bào trong kỷ nguyên vươn mình

"Nền kinh tế Việt Nam đang có cơ hội lớn để chuyển mình bắt kịp với thời đại. Dù khởi đầu có thể còn khó khăn nhưng chúng ta sẽ tạo được đòn bẩy giúp nền kinh tế tiến vào giai đoạn tăng trưởng hai con số", đây là nhận định của ông Nguyễn Hồng Huệ (ông Peter Hồng), Uỷ viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ.

Các tin bài khác

Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép, doanh nghiệp Việt ứng phó ra sao?

Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép, doanh nghiệp Việt ứng phó ra sao?

Ngày 12/3, Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu, không có ngoại lệ. Chính sách này không chỉ tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn đặt ra yêu cầu cấp bách về chiến lược thích ứng.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hội kiến Tổng thống Indonesia, đề cập khả năng đầu tư mới

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hội kiến Tổng thống Indonesia, đề cập khả năng đầu tư mới

Tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng đã có cuộc gặp và làm việc với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto để trao đổi về kế hoạch phát triển của VinFast tại nước này.
Khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp - chinh phục từng ước mơ

Khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp - chinh phục từng ước mơ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đặc biệt là những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, phải đối mặt với nhiều rào cản tài chính. Tuy nhiên, với khát vọng đưa doanh nghiệp phát triển và chinh phục những tầm cao mới, nữ chủ doanh nghiệp đã kiên định tìm kiếm giải pháp và sự hỗ trợ đồng hành từ các tổ chức tài chính, từ đó biến khó khăn thành cơ hội.
Thủ tướng: Mong muốn doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tin tưởng và gắn bó với Việt Nam

Thủ tướng: Mong muốn doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tin tưởng và gắn bó với Việt Nam

Tiếp tục chương trình làm việc với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo, chiều 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác, đầu tư cùng Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Đọc nhiều

Lễ trồng cây hữu nghị tại Cần Thơ thúc đẩy cam kết chung vì một tương lai xanh, bền vững

Lễ trồng cây hữu nghị tại Cần Thơ thúc đẩy cam kết chung vì một tương lai xanh, bền vững

“Khi chúng ta trồng những cây này hôm nay, chúng ta đang gieo mầm cho sự hợp tác, hiểu biết và hữu nghị giữa hai quốc gia”, ông Vipra Pandey - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh - phát biểu như trên tại Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025 trong khuôn khổ chiến dịch Plant4Mother, diễn ra sáng 17/3 tại thành phố Cần Thơ.
Cán bộ, chiến sĩ Hải quân chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Sáng 18/3, tại Hà Nội, Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân đã đến động viên các khối Hải quân tham gia diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới Việt - Lào

Phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới Việt - Lào

Ngày 16/3, tại tỉnh Sơn La, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 3 tỉnh: Thanh Hoá, Sơn La và Điện Biên đã tổ chức Hội nghị nhằm thực hiện tốt một số nội dung hiệp đồng trong quản lý, bảo vệ biên giới khu vực tiếp giáp với 3 tỉnh: Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Phông Sa Lỳ (Lào).
Cựu binh Mỹ và tiếng vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ

Cựu binh Mỹ và tiếng vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ

57 năm sau thảm sát Sơn Mỹ (còn gọi là Mỹ Lai), một cựu binh Mỹ vẫn đều đặn trở lại nơi này, kéo khúc nhạc tưởng niệm, mong ước xoa dịu nỗi đau chiến tranh và gửi thông điệp hòa bình đến thế giới.
Vùng 5 Hải quân thông tin về biển, đảo cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025

Vùng 5 Hải quân thông tin về biển, đảo cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025

Tối 18/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị thông tin về tình hình biển, đảo cho chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2025 tại Tiểu đoàn 563 (Vùng 5 Hải quân). Đại tá Võ Hùng Lâm, Chủ nhiệm Chính trị Vùng dự và chỉ đạo.
Cán bộ, chiến sĩ Hải quân chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Sáng 18/3, tại Hà Nội, Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân đã đến động viên các khối Hải quân tham gia diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới Việt - Lào

Phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới Việt - Lào

Ngày 16/3, tại tỉnh Sơn La, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 3 tỉnh: Thanh Hoá, Sơn La và Điện Biên đã tổ chức Hội nghị nhằm thực hiện tốt một số nội dung hiệp đồng trong quản lý, bảo vệ biên giới khu vực tiếp giáp với 3 tỉnh: Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Phông Sa Lỳ (Lào).
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
cong dan 16 nuoc nao duoc mien thi thuc nhap canh viet nam tu 132025
infographics tour du lich ninh binh lot top 10 trai nghiem hang dau the gioi nam 2025
ca nuoc co gan 560 cong trinh dat chung nhan xanh
video du an caf uom mam nhung cong dan toan cau tuong lai
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
[Video] Các tỉnh, thành khẩn trương hỗ trợ, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Những việc nên và không nên làm khi bão Yagi đổ bộ
Phiên bản di động