Kỳ 2: Hội ngộ nơi đảo xa
Xúc động lễ chào cờ tại Trường Sa Chào cờ và hát Quốc ca, duyệt binh là nghi lễ thiêng liêng, thể hiện lòng tự tôn của dân tộc Việt Nam. Và khi nghi lễ này được trang trọng diễn ra trên đảo Trường Sa (Khánh Hòa), bên cột mốc chủ quyền của đất nước, ý nghĩa của nó lại càng được nhân lên gấp bội. |
Lấp lánh những nụ cười trẻ thơ Trường Sa Đến với Trường Sa, một trong những điều mà đoàn kiều bào quan tâm đó là các em nhỏ nơi đây. Hình ảnh những cô bé, cậu bé, nở nụ cười đón khách thật khiến người ta không khỏi xúc động. Các bé được sinh ra trong vị mặn mòi của biển cả, được ru hời trong tiếng rì rào của biển cả nên hầu hết rắn rỏi, khỏe mạnh, dạn dĩ. |
Thấy đảo mà như thấy quê nhà
"Khi từ xuồng bước lên đảo Sinh Tồn Đông, lúc ấy, lòng tôi rạo rực tự hỏi: Biển đảo quê hương chúng ta đây sao?", chị Higuchi Hoa, kiều bào Nhật Bản chia sẻ.
Chị Hoa trò chuyện với cán bộ đảo Sinh Tồn Đông. |
Nhìn một phần máu thịt của Tổ quốc nhỏ bé, vững chãi giữa trập trùng biển khơi mang đến cho chị Hoa nhiều cảm xúc. Những tình cảm ấy có thể nói lần đầu tiên trong đời mới có được.
Đứng ở nơi muôn trùng sóng gió, Chị Hoa cảm nhận sức sống ở Sinh Tồn Đông, một hòn đảo xanh tươi, hiền hoà. Nơi đó có hình ảnh quen thuộc gợi nhớ quê nhà của chị. Từ những vườn rau xanh mướt, cốc nước đỗ đen, lá vối cho đến những chậu hoa giấy nở hoa tím cả một góc. Rồi những con vật nuôi như lợn, gà, vịt, chó... được các chiến sĩ tăng gia sản xuất. Nhưng để có được những thứ rất bình thường ở đất liền ấy, những người lính đảo phải bỏ rất nhiều mồ hôi công sức từng ngày, từng đêm...
“Khi nhìn thấy những chậu hoa súng nở trong bể nước tại Trường Sa lớn, tôi rất ngỡ ngàng và thán phục. Loài hoa vốn chỉ tưởng chỉ có trong đất liền ấy đã vượt qua thời tiết khắc nghiệt để nở hoa”, chị Hoa chia sẻ.
Thiêng liêng Trường Sa
Những chiến sĩ tay bồng súng đứng canh gác bên cột mốc chủ quyền hay những bước đi vững mạnh kiêu hùng của các đoàn duyệt binh, nghe giọng nói rắn rỏi, trang nghiêm của một chiến sĩ trẻ đọc lời thề khiến những dòng lệ lăn dài trên má chị Lê Nguyễn Minh Phương, kiều bào Hàn Quốc.
Không chỉ chị mà hầu hết các kiều bào đều có cảm xúc ấy. Và trên hết, Minh Phương và mọi người đã cảm nhận sâu sắc rằng mỗi tảng san hô, từng hạt cát, nhành cây, ngọn cỏ nơi đây đều mang hình hài của hồn thiêng sông núi, thấm đẫm bao giọt mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.
Kiều bào thăm hỏi thăm cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa. |
Còn với kiều bào Nguyễn Hoài Bắc đến từ Canada anh như lặng một nốt trầm buồn khi tàu đi qua đảo Gạc Ma, nơi đã ghi dấu các anh hùng ngã xuống để bảo vệ chủ quyền đất nước.
“Đại lễ cầu siêu liệt sĩ Gạc Ma thiêng liêng, nghẹn ngào. Tôi thấy lòng mình nao nao, thấy tim mình nhói đau. Vòng hoa, cánh hoa, những con hạc xanh, hạc vàng cung nghinh, tiễn đưa các anh về miền xa thẳm. Tàu vẫn đi và những giọt nước mắt còn lưu lại”, anh chia sẻ.
Kiều bào xúc động Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa. |
Hơn 7 ngày lênh đênh trên biển, được đặt chân lên nhiều điểm đảo và nhà giàn. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến Trường Sa, chị Trần Thị Thu Thủy, kiều bào đến từ Tây Ban Nha lại thấy rõ những hình ảnh kiên cường và vô cùng đáng yêu của các chiến sỹ rất trẻ.
Từ những cánh tay rắn chắc, những nụ cười lấp lánh nơi cầu tàu, những hình dáng nghiêm trang bên cạnh cột mốc chủ quyền hay những bước chân vững vàng trên đường đi tuần tra. Từ những giọt mồ hôi của người lính đang chuẩn bị bữa ăn cho đồng đội, những động tác nâng niu bên mầm rau xanh yếu ớt hay niềm vui hạnh phúc trong những buổi giao lưu văn nghệ.
Những món quà ân tình từ kiều bào
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Tư lệnh Hải quân, bà con kiều bào tại nhiều địa bàn tích cực ủng hộ chương trình “Xanh hóa Trường Sa” và quà tặng cho quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 với tổng giá trị gần 1,3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tại các điểm đảo, kiều bào tặng quà các chiến sĩ, cán bộ, người dân Trường Sa. Ngoài quà tặng là tivi, máy lọc nước, tủ lạnh, máy cắt cỏ, quạt tích điện, trang thiết bị y tế, đo huyết áp, đo thân nhiệt hồng ngoại, đo độ oxy trong máu, máy phát điện, dàn năng lượng mặt trời phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt và chiếu sáng các điểm đảo; thực phẩm, gia vị có thể bảo quản thì các kiều bào còn tặng cán bộ, chiến sĩ những món quà từ những đất nước xa xôi khắp thế giới.
Kiều bào tặng quà cho các chiến sĩ, cán bộ nhà giàn DK1-16. |
Trở về từ UAE, anh Vũ Trọng Thư mang theo 10kg quả chà là tặng trẻ nhỏ, các chiến sĩ, hộ gia đình ở Trường Sa. Anh muốn mang hương vị của vùng sa mạc UAE đến với đảo Trường Sa. Trong khi đó, chị Higuchi Hoa, kiều bào Nhật Bản, mang những tác phẩm dịch thuật của mình tặng thầy cô giáo, học sinh tại Trường Sa.
Ấn tượng hơn cả với cô Nguyễn Lan Hương, kiều bào Hà Lan là giờ phút chia xa tại đảo Trường Sa lớn. Khi ấy là lúc 22h40, đoàn lên tàu, cán bộ chiến sỹ, dân đảo chia tay bằng những bài hát, cả đoàn cùng hát rồi tàu nhổ neo rời bến. Tiếng hô: Cả nước yêu Trường Sa/ đáp lại: Trường Sa yêu cả nước… Chúng tôi yêu Trường Sa/ Trường Sa vì Tổ quốc…. Tạm biệt. Cứ như vậy tiếng hô, tiếng đáp, những cánh tay vẫy vẫy mãi cho đến khi không nhìn thấy nhau nữa.
Kiều bào giao lưu với các chiến sĩ, cán bộ Trường Sa. |
"Tôi đã hát, đã gào khản đặc. Tiếng còi tàu vang lên, phút chia xa thật lưu luyến. Nhớ Trường Sa dù chỉ trên đảo chưa đến 10h đồng hồ. Không phải là thời gian, mà là dòng máu Lạc hồng đã hòa nhịp cùng trái tim của quân dân huyện đảo. Lưu luyến xúc động vô cùng", cô Lan Hương chia sẻ.
Bày tỏ sự vui mừng được đón đoàn kiều bào ra thăm, Thiếu tá Đỗ Văn Diễn, Chỉ huy trưởng Đảo Sinh Tồn Đông cho biết những tình cảm gần gũi thân thương, ấm tình quân dân sự quan tâm chia sẻ, cũng nhưng hoạt động của đoàn công tác kiều bào tại các đảo là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, tiếp thêm sức mạnh, niềm tìn để chúng tôi vững vàng vượt qua những khó khăn thách thức hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời làm cho Trường Sa ngày càng gần với đất liền thắt chặt hơn mối quan hệ máu thịt quân dân. Chính trị viên đảo Len Đao, Thượng Uý Cao Văn Tuân cảm ơn chân thành những tình cảm tốt đẹp mà kiều bào đã dành cho đảo. “Chúng tôi mong muốn và hy vọng bà con kiều bào ngày càng đoàn kết và hướng về xây dựng quê hương, đất nước nói chung, xây dựng quần đảo Trường Sa nói riêng ngày càng vững mạnh”, Thượng Uý Cao Văn Tuân tin tưởng. |
Kỳ 3: Yêu Trường Sa bằng hành động
Trao tặng 3.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân bám biển Trường Sa Ngày 27/4, tại Cảng Hòn Rớ - cảng cá lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Báo Khánh Hòa, DVA GROUP (Tập đoàn đa lĩnh vực tại Lâm Đồng) tổ chức sự kiện “Đồng hành cùng ngư dân” bám biển. |
Cốc nước đỗ đen, lá vối trên đảo Trường Sa Sắc xanh của Trường Sa gợi lên không gian bình yên của những làng quê Việt Nam và cũng là hiện thân cho ý chí, quyết tâm xây dựng quần đảo Trường Sa thành chốt tiền tiêu chiến lược của Tổ quốc. |