Kiều bào trẻ Thái Lan tự hào khi giới thiệu mình là người gốc Việt
Phạm Lý 23/07/2022 08:02 | Cộng đồng


Trở về nguồn cội
Năm nay 29 tuổi và sống ở Thái Lan từ nhỏ, Bích Xuân được xếp vào thế hệ Việt kiều thứ tư. Hiện tại cô đang là Chủ showroom bán xe máy và các phụ tùng xe máy tại Nakhon Phanom, Thái Lan.
Hành trình trở về quê hương lần này đã để lại trong lòng Bích Xuân nhiều cảm xúc, kỷ niệm với những ấn tượng khó phai. Tại mỗi nơi đi qua, hai vợ chồng cô đều thích thú tìm hiểu.
“Tôi đã về Việt Nam 4 lần. Mỗi lần về tôi thấy đất nước thay đổi nhiều. Với tôi, Việt Nam vừa gần gũi lại mới mẻ. Gần gũi vì đó là quê hương, mới mẻ vì tôi sinh ra và lớn lên ở Thái Lan. Khi trở lại quê hương mình, điều gì với tôi cũng vô cùng thú vị nhiều cảm xúc”, cô nói.
![]() |
Hai vợ chồng Bích Xuân tại Cầu Vàng, Đà Nẵng. |
Cùng với các doanh nghiệp Việt kiều trở về nước tìm hiểu cơ hội đầu tư lần này, Bích Xuân muốn cảm nhận con người Việt Nam, nhu cầu của người Việt Nam. Từ đó tìm hiểu về khách hàng Việt Nam sau đó có thể đưa những sản phẩm Việt Nam sang Thái Lan và ngược lại từ Thái Lan sang Việt Nam.
“Chuyến trở về lần này, tôi thấy hạnh phúc nhất là tình cảm nồng hậu của mọi người. Sự tiếp đón niềm nở của mọi người khiến tôi có cảm giác đã được về nhà của mình. Tôi cũng đã tìm hiểu rất nhiều thứ, mở ra hiều cơ hội”, Bích Xuân chia sẻ.
Tự hào là con cháu Bác Hồ
Dù sinh và lớn lên tại Thái nhưng Bích Xuân cho biết, ngay từ khi còn bé, tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam và nơi chôn nhau cắt rốn đã thấm vào da thịt cô. Bích Xuân đã được nghe rất nhiều câu chuyện lịch sử của quê hương. Từ thời chiến tranh, khi Bác Hồ sang Thái Lan, tại sao ông bà, bố mẹ lại sang Thái và cuộc sống của người Việt Nam tại Thái Lan.
“Qua những câu chuyện đó tôi rất khâm phục cộng đồng người Việt, trong đó có ông bà, bố mẹ tôi. Cộng đồng người Việt ở Thái đều có ý chí và có nghị lực phi thường để vượt lên tất cả để có ngày hôm nay”, Bích Xuân chia sẻ.
Bích Xuân cho biết, gia đình cô vẫn giữ gìn những giá trị truyền thống của quê hương, vẫn sử dụng phong tục tập quán Việt Nam. Mọi người đều thích mặc áo dài trong những dịp lễ tết quan trọng.
Ngày Tết mọi gia đình đều làm cơm cúng ông bà; mọi người trong gia đình gặp nhau ăn bữa cơm, chung vui cùng nhau. Có bánh chưng, có gà, có đủ mọi thứ. Giao thừa cả gia đình cũng quây quần chúc Tết, sau đó là đi lễ chùa Việt.
“Tôi nghĩ, là người con gốc Việt sống trên đất Thái, nhưng dòng máu Việt vẫn luôn chảy trong tâm thức của tôi và qua Việt Nam, tôi rất tự hào mình là con cháu của Bác Hồ. Tôi rất thích nói với mọi người mình là người gốc Việt”, Bích Xuân xúc động chia sẻ.
![]() |
Bích Xuân ( ngoài cùng bên phải) tham dự diễn đàn kết nối Việt- Thái tại Hà Nội. |
Bích Xuân cho biết, cô vẫn sẽ giữ gìn bản sắc văn hóa Việt và luôn hướng về nguồn cội, quê hương. Chính vì thế trong thời gian tới, mong muốn của Bích Xuân là học thêm tiếng Việt.
“Phải học tiếng Việt để không quên giọng nói, không quên quê cha đất tổ…Và tôi muốn học thêm tiếng Việt để có thể trở về Việt Nam nhiều hơn”, đây là lời nói chia tay của Bích Xuân trước khi trở về Thái Lan sau chuyến hành trình dài 10 ngày từ Bắc tới Nam đầy cảm xúc.


Đáng chú ý
Ấn tượng về quảng bá văn hóa Việt Nam

Bài viết mới
Người Việt là lực lượng lao động người nước ngoài đông nhất ở Nhật Bản

Người Việt ở Falls Church (Mỹ) hân hoan đón Tết Nguyên đán

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.