Khu vườn ngập tràn rau xanh quả sạch tươi tốt của chàng kỹ sư Việt sang Nhật làm "nông dân"
Mảnh đất làm vườn của gia đình anh Đào Văn Điển chỉ rộng khoảng 30m2. Khoảng diện tích ấy đủ để chàng kỹ sư Việt "thỏa sức" trồng các loại rau quả sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày cho gia đình mình. Hiện tại, ngoài công việc chính là kỹ sư, anh cùng các hộ gia đình khác dành thời gian chăm sóc khu vườn, nơi mọi người thuê đất theo năm để trồng rau quả sạch.
Ngoài giờ làm, anh Điển cùng mọi người trong gia đình có thêm niềm vui thực thụ, đó là trồng rau quả sạch. |
Mảnh đất rộng chừng 30m2 đủ để anh kỹ sư người Việt phủ xanh đất Nhật bằng các loại rau củ quả. |
Mảnh đất anh Điển thuê có chi phí 18.000 yên/ năm (tương đương với 3,8 triệu đồng). Với chi phí bỏ ra hợp lý, anh Điển lập cả "hội nông dân" gồm 4 gia đình Việt và 2 gia đình người Nhật cùng làm vườn, cùng giao lưu, thu hoạch, chia sẻ kinh nghiệm. Khi rảnh rỗi, họ lại cùng nhau ra vườn hái các loại rau quả để tổ chức đi dã ngoại, thưởng thức những món ngon do mình tự nấu.
Mảnh đất gia đình anh Điển thuê rộng 30m2. |
Khoảng diện tích đủ để gia đình trồng các loại rau Việt. |
Cùng trò chuyện với chàng trai kỹ sư đang công tác trong một tập đoàn công nghệ Việt để hiểu hơn về cuộc sống thú vị của anh ở đất nước Nhật Bản.
- Chào anh, anh có thể chia sẻ một chút về nghề nghiệp và cuộc sống hiện tại của mình?
- Tôi là Đào Văn Điển, hiện đang làm cho FPT Nhật Bản từ tháng 4/ 2015, bộ phận FSG. Hiện tôi đang sống ở thành phố Machida (Tokyo). Tôi sang Nhật từ năm 2011, làm việc cho công ty Nhật được 4 năm thì chuyển sang công việc hiện tại. Gia đình tôi có 5 người, hai vợ chồng và 3 người con.
Những luống rau xanh mơn mởn. |
Thu hoạch rau ai nhìn cũng mê. |
Anh Điển bọc nilon đen để tránh cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. |
Con gái vui vẻ cùng rau mới thu hoạch trong vườn. |
- Anh có lý do đặc biệt gì để bắt đầu làm vườn?
- Tôi có sở thích trồng rau nên từ khi còn nhỏ đã bắt đầu dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về làm vườn, chiết ghép cây. Năm 2011, tôi sang Nhật làm việc, thấy rau bên này rất đắt, quí hơn thịt cá, rau Việt ở Nhật lại càng quí và hiếm không thấy bày trong siêu thị. Giá 1 túi rau muống 7 ngọn ở đây có thể trên 100¥ (20 nghìn đồng), 1 quả mướp cũng 500¥ (100 nghìn đồng), 10 ngọn rau đay cũng 200¥ (40 nghìn đồng).
Khi muốn ăn rau Việt còn phải vất vả, mất nhiều thời gian đến cửa hàng bán đồ Á hoặc đặt rau qua mạng do người Việt bên này trồng bán. Giá mua trên mạng cũng khoảng trên dưới 1000¥/1 kg (tương đương 200 nghìn đồng), cộng thêm phí ship 300 nghìn nữa).
Thấy việc mua rau Việt như vậy tốn kém quá, muốn ăn thì phải đi mua xa vất vả, nên tôi có ý định tự trồng rau để ăn. Ban đầu trồng rau trong chậu không hiệu quả mấy, tiền mua đất 500¥ được 10kg nhưng chỉ thu hoạch rau lần 1 được nhiều còn lần 2 trở đi thì rất lâu và ít. Do đó tôi đã dành thời gian tìm hiểu cách thuê đất và biết được thành phố ở Nhật nhà nước đều có các khu vườn nhỏ khoảng mấy chục lô, mỗi lô rộng 10 đến 30m2 để cho dân thuê tự trồng. Tôi đã thuê đất từ năm 2013 đến nay.
- Tự trồng rau sạch ở Nhật, anh thấy có những lợi ích gì?
- Thứ nhất là để thoả mãn sở thích trồng rau của mình, giảm căng thẳng do áp lực công việc (hàng ngày phải đi làm mất 4h đi lại + 10 tiếng làm việc). Thứ hai là do hiệu quả kinh tế mang lại của việc trồng rau. Tôi thuê 30m2 đất hết 18000¥/ năm (3 triệu 800 đồng) thêm 5000¥ tiền phân bón, dụng cụ 2000¥ tiền hạt giống. Tính ra mỗi tháng chi phí 2000¥ (4 trăm đồng). Mỗi tháng nhà tôi sẽ tiết kiệm được 15000¥ tiền rau cho 5 người ăn (3 triệu đồng), rau ăn không hết thì chia sẻ cho bạn bè đồng nghiệp.
Luống hẹ tươi xanh. |
Rau muống. |
Cà chua bi trĩu quả. |
Mướp vào vụ. |
Cần tây. |
Mùng tơi. |
Khoai tây. |
Xà lách. |
Một góc đẹp xanh tươi. |
Mùng tơi vụ hè. |
Ngô trồng trong vườn. |
Thu hoạch cà chua. |
Khoai tây "khổng lồ". |
- Theo anh, điểm khác biệt cơ bản của việc trồng rau quả ở Việt Nam và ở Nhật Bản là gì?
- Trồng rau ở Nhật chịu rất nhiều luật lệ dài hàng chục trang. Khi nhận ruộng thì họ giải thích rất kỹ các điều luật lệ này, ai vi phạm là bị tịch thu ruộng ngay, nên ai cũng chấp hành nghiêm chỉnh.
Ví dụ làm vườn phải mặc đồ bảo hộ, đeo thẻ, không được dùng thuốc diệt cỏ thuốc trừ sâu, 1 tuần phải dọn vườn ít nhất 1 lần, không cho thuê đất lại, trồng rau không được bán kinh doanh, chỉ những người trong gia đình mới được làm vườn... Mục đích của các luật lệ này chính là bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến dân cư gần đó.
- Anh đã gặp những khó khăn gì trong quá trình trồng rau quảnđể có được khu vườn tươi tốt như hiện tại?
- Khó khăn chính là thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ chênh lệch giữa ngày vào đêm lớn, mùa đông rất lạnh), đất đai do hình thành từ than bụi núi lửa nên mất nước rất nhanh khi nắng, trôi đất khi mưa.Hiểu được đặc điểm khí hậu này nên mùa đông thì phải dùng nilong trắng phủ kín luống rau để chống rét. Mùa hè phải dùng nilong đen phủ kín đất để chống mất nước và cỏ mọc.
Việc gieo hạt vào tháng Tư khi thời tiết vẫn còn rất lạnh nên cần sự chăm sóc rất vất vả. Lúc này nông dân Nhật thường ươm giống trong nhà kính, hộ trồng rau cho gia đình thì mua cây giống về trồng. Vấn đề cây giống thì quá đắt 200¥ đến 400¥ một cây. Để tiết kiệm khoản cây giống thì tôi tự gieo hạt trực tiếp trên luống.
Việc gieo giống để được thành công thì phải luôn để đất ẩm ướt, chống mưa trôi hạt (đất than bụi núi lửa mưa nhỏ cũng trôi đất lộ hạt giống), chống rét bằng quây nilong trắng. Nếu gieo lúc thời tiết ấm thì khi cây nảy mầm thì đúng vào lúc trời nắng làm đất mất nước khiến cây chết.
Lần đầu trồng rau, tôi còn gặp khó khăn nữa chính là không biết mua hạt giống, mua phân bón loại gì, ở đâu? Tôi đã mất khá nhiều thời gian đi tìm chỗ bán, tìm hiểu loại phân cho từng giống rau phù hợp.
Hoa hướng dương. |
Củ cải. |
Giàn mướp. |
- Anh cảm thấy từ khi trồng rau quả sạch, cuộc sống của gia đình đã thay đổi tích cực như thế nào?- Mỗi ngày, anh dành thời gian cho khu vườn như thế nào?
- Tôi chỉ có thời gian làm vườn vào các ngày cuối tuần, ngày lễ. Ngày thường mỗi ngày mất 14 tiếng đi lại và làm việc nên không có thời gian làm. Vì vậy, cuối tuần tôi phải bỏ nhiều thời gian, làm đất gieo hạt, chăm tỉa cây, bón phân, tưới nước, nhổ cỏ.... Giữa tuần có vợ tôi tiện đường đi làm về tuần 2 đến 3 lần hái rau tưới nước.
- Gia đình vui hẳn lên, các con ăn nhiều rau hơn do chúng nghĩ là rau do ba mẹ trồng. Vợ tôi cũng rất vui mỗi khi ra vườn chăm sóc rau hay nói chuyện về vườn rau của gia đình. Thỉnh thoảng tôi cho con ra vườn rau bẻ ngô, bới khoai nên các con rất thích khi được trải nghiệm những điều thực tế thú vị này.
Các gia đình thường "tụ tập" thu hoạch rau củ và thuơ |
- Theo anh, để có thể trồng rau quả gì cũng tốt tươi như vậy, cần lưu ý điều gì?
- Gieo trồng rau cho vụ hè vào tháng 4, lưu ý dùng phân hữu cơ như phân lợn, bò, gà trộn đều với đất. Tôi thì chọn phân gà vì nó rẻ chỉ bằng một nửa phân bò, phân lợn. Sau 1 đến 2 tuần thì làm luống, bọc nilon đen xong thì đục lỗ gieo hạt, tùy vào mỗi loại khác nhau thì khoảng cách, kích thước lỗ phải phù hợp, tránh trồng dày quá, về sau cây sẽ không phát triển tốt nhất ảnh hưởng đến năng suất.
- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này.