Không kích "quân mình" ở Lebanon: Israel đang chuẩn bị bất ngờ thật lớn cho Syria?
Theo Hãng Thông tấn Quốc gia Lebanon (NNA), vài ngày qua các máy bay không người lái Israel liên tục thực hiện các chuyến bay ở độ cao thấp trên khu vực phía Nam quốc gia này.
Cụ thể, hôm 15/10, một máy bay không người lái của Israel đã tiến hành chuyến bay thấp trên vùng Chouff trước khi đi về phía biên giới Lebanon-Syria.
Đặc biệt, hôm chủ nhật 14/10, Israel đã sử dụng một máy bay không người lái vũ trang (UCAV) hủy diệt một thiết bị trinh sát hiện đại của chính quân đội nước này ở phía Đông thị trấn Hallousiyyeh, miền Nam Lebanon.
Thiết bị trinh sát này dường như đã được cài đặt ở phía Nam Lebanon bởi các đặc vụ thuộc cơ quan tình báo Israel (Mossad) cùng hàng loạt thiết bị tương tự ở Syria và Lebanon trong vài năm gần đây. Những hệ thống này thường sẽ bị chính Israel phá hủy nếu chúng bị hỏng hoặc bị đối phương phát hiện.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng để nói nếu như cuộc không kích nhỏ bé này lại là động thái "động tay động chân" mới nhất của Quân đội Israel kể từ sau khi tên lửa S-300 được triển khai tới Syria.
Từ đó tới nay, mặc dù chính quyền Tel-Aviv liên tục đưa ra những lời đe dọa, thậm chí tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng tiêm kích tàng hình F-35 để không kích Syria, thế nhưng mọi lời nói không đi kèm với hành động.
Hôm 8/10, ít nhất 4 chiếc F-16 cũng xuất hiện trên không phận Lebanon trước khi rút về Israel.
Do đó, các hoạt động của máy bay Israel tại Lebanon những ngày qua không loại trừ khả năng nằm trong kế hoạch của Tel-Aviv để chuẩn bị cho trận đánh "hạ nhục danh tiếng" S-300 ở Syria.
Bởi lẽ, từ lâu không phận Lebanon - một quốc gia độc lập thường xuyên được Không quân Israel "trưng dụng" làm "bàn đạp" thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ Syria.
Ví dụ như ngày 17/3/2017, 4 tiêm kích Israel đã bay vào không phận Lebanon như "chốn không người", tới ngôi làng Bureji nằm ở biên giới Lebanon-Syria rồi phóng tên lửa Pepeye (tầm bắn 78km) sâu vào trong lãnh thổ Syria. Ngay sau đó, lực lượng phòng không Syria đã phóng S-200 đáp trả nhưng không gây ra thiệt hại nào.
-
Mỹ nên "biết sợ" vì Nga có cả phòng không S-700, đủ sức "bắn sập" cả hành tinh?
-
F-35 "không có cửa" chiến thắng Su-35 Nga: Mỹ đang giấu kín điều gì?
-
Sự thật nhức nhối: Tàu sân bay Nga biến thành "con vịt mù" chỉ vì thiếu thứ này?
Lần gần đây nhất, ngày 7/2/2018, truyền thông nhà nước Syria tuyên bố các máy bay Israel đã thực hiện cuộc không kích vào căn cứ quân sự ở ngoại vi Damascus từ không phận Lebanon.
Một trong những "thuận lợi" khiến Israel chọn Lebanon trở thành "bệ phóng tên lửa" là vì quốc gia này có đường biên giới dài 375km giáp với hàng loạt tỉnh của Syria.
Từ căn cứ ở Israel, các máy bay chiến đấu Tel-Aviv thoải mái đi vào không phận Lebanon vốn được quản lý yếu kém, thong thả xác định mục tiêu, phóng tên lửa và rút về an toàn.
Đáng lưu ý, trong số các tỉnh của Syria có đường biên giới với Lebanon là Tartus – đây cũng là nơi mà Quân đội Nga chọn đặt các hệ thống tên lửa phòng không S-300PM.
Nếu triển khai một cuộc không kích nhằm vào Tartus, thì ngoài hướng biển thì từ không phận Lebanon là hướng tấn công tốt nhất của Không quân Israel.
Vấn đề chỉ còn lại là Israel sẽ sử dụng thứ vũ khí nào để không kích Syria trong bối cảnh các "con bài" F-16 và F-35 đều khó có thể vượt qua S-300 mà không bị sứt mẻ.
Đó là câu hỏi "hóc búa" dành cho các "bộ óc quân sự kỳ cựu" của quân đội Israel trả lời! Đây được xem là thử thách khó khăn nhất từ trước tới nay với Không quân Israel nổi tiếng bất bại kể từ khi thành lập tới nay.
Vì sao Lebanon không thể làm gì máy bay Israel?
Việc Israel tiến hành bay vào không phận Lebanon rồi thực hiện các cuộc tấn công Syria từ đây được coi là hành động vi phạm chủ quyền trắng trợn. Tuy nhiên, với trang bị yếu kém của cả phòng không lục quân và không quân thì Lebanon dù biết nhưng không thể làm gì ngoài việc "trơ mắt đứng nhìn".
Lebanon không được trang bị các máy bay chiến đấu phản lực.
Cụ thể, Không quân Lebanon chủ yếu được trang bị các loại trực thăng vận tải/trinh sát cùng một số máy bay huấn luyện. Kho "chim sắt chiến đấu" tốt nhất của nước này là 9 chiếc máy bay cường kích động cơ cánh quạt (3 AC-208 và 6 A-29A).
Trong đó, AC-208 vốn được cải tiến trên cơ sở máy bay đa dụng hạng nhẹ Cessna 208, trang bị tên lửa chống tăng Hellfire. Còn A-29A là phiên bản xuất khẩu dòng máy bay huấn luyện - cường kích EMB 314 Super Tucano do Brazil sản xuất.
Loại này tuy có thể mang được tên lửa không đối không, nhưng với tốc độ bay 590km/h bằng động cơ tuốc bin cánh quạt thì A-29A không thể là đối thủ của F-16. Loại máy bay này phù hợp với các nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, tấn công mặt đất tầm gần hơn cả.
Lực lượng phòng không lục quân Lebanon hầu như chẳng có gì khi chỉ được trang bị một ít pháo cao xạ ZU-23-2 và tên lửa vác vai SA-7 lỗi thời.
Tiêm kích F-16 của Không quân Israel tác chiến
Chỉ Nhàn