Khoa học chứng minh: 9 nguyên nhân này có thể khiến bất cứ ai rơi vào trầm cảm
Trầm cảm là loại bệnh lý phổ biến, không loại trừ bất cứ ai. Những người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng suy nghĩ và hành động tiêu cực.
Một nghiên cứu vào năm 1993 ở Mỹ cho thấy, chi phí cho trầm cảm vào khoảng 43,7 tỷ USD mỗi năm. Trong đó, chi phí trực tiếp chỉ chiếm 29%, bao gồm tiền nhập viện, điều trị ngoại trú và thuốc men. Số còn lại là chi phí gián tiếp do nghỉ việc, giảm năng suất lao động và tự tử.
Về cá nhân người bị rối loạn trầm cảm, nếu không được điều trị, chất lượng các mối quan hệ xã hội của họ có thể giảm sút. Trong dân số bình thường, trung bình có khoảng 19% phàn nàn về tình trạng sức khỏe kém. Nhưng ở bệnh nhân trầm cảm, con số này tăng gấp 2,5 lần.
Trong cùng một khoảng thời gian, số ngày nghỉ do mất sức lao động ở bệnh nhân trầm cảm cao gấp 5 lần. Bệnh nhân trầm cảm ít hoạt động, thường nằm suốt ngày; theo nghiên cứu trên thì có khoảng 38% bệnh nhân trầm cảm bị giới hạn lâu dài các hoạt động thường ngày và 30% giảm hoạt động so với khoảng 2 tuần trước đó.
Ngoài ra, tỷ lệ tử vong ở người trầm cảm cũng tăng cao và thường được biết là do tự tử hoặc gặp tai nạn. Đặc biệt, ở bệnh nhân trên 55 tuổi, tỷ lệ tử vong trong vòng 15 tháng kế giai đoạn bệnh cao gấp 4 lần so với nhóm người cùng tuổi không bị trầm cảm.
Để chữa được bệnh loại bệnh này cần phải biết được nguyên nhân sâu xa của nó. Dưới đây là 9 lý do khoa học cho bệnh trầm cảm để có hướng chữa trị đúng đắn nhất có thể.
9. Trầm cảm theo mùa
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thiếu ánh sáng mặt trời trong mùa đông là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.
Một số người trong chúng ta nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hơn những người khác, nó giúp cân bằng cảm xúc. Tiếp nhận đủ ánh sáng mặt trời vào buổi sáng là điều vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp bạn giữ được nhịp sinh học đồng bộ cũng như giúp bạn ngủ đúng giấc.
Thiếu ánh mặt trời cũng làm thiếu hụt vitamin D, dẫn đến việc bạn cảm thấy chán nản.
8. Độc thoại nội tâm theo chiều hướng tiêu cực
Độc thoại nội tâm là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến bệnh trầm cảm. Bạn tự trách móc bản thân vì những lỗi lầm nhỏ nhất, đôi khi vì cả những sự kiện xung quanh.
Nếu suy nghĩ của bạn có một cái tôi cá nhân, luôn lởn vởn xung quanh và làm phiền bạn với những cuộc hội thoại tẻ ngắt đầy chán trường, bạn nên điều chỉnh lại suy nghĩ của chính mình, ra ngoài và chuyện với bạn bè theo chiều hướng tích cực và dành thời gian cho não nghỉ ngơi.
7. Trầm cảm do di truyền
Có thể bạn không biết nhưng gen di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Trong số các trường hợp được chẩn đoán mắc trầm cảm, 60% do các yếu tố môi trường tác động, còn 40% là do gen di truyền trong gia đình.
Những người có cha mẹ, anh chị em ruột đã mắc bệnh này thì khả năng bị trầm cảm của người đó sẽ cao gấp 3 lần những người khác.
6. Căng thẳng và lo lắng
Khi bị bủa vây bởi những suy nghĩ tiêu cực, đáng lo ngại thì não của bạn sẽ luôn trong tình trạng nặng nề, u ám. Nếu bạn phải đối mặt với áp lực từ công việc đến nhà cửa, con cái trong một thời gian dài, thì có khả năng bạn sẽ phải đối mặt với căng thẳng mãn tính.
Áp lực càng dày đặc thì bạn càng không có thời gian để phục hồi, khi đó kiệt sức, trầm cảm là điều không thể tránh khỏi.
5. Rối loạn tâm trạng
Nếu bạn gặp các triệu chứng của bệnh trầm cảm kéo dài hàng tuần mà không giảm nhẹ được, kể cả khi bạn đã thay đổi thói quen và hành vi, thì bạn có thể đang gặp các rối loạn hóa học trong não bộ. Điều này không phải là lỗi của bạn và bạn có thể tìm đến bác sỹ để được chẩn đoán, trị liệu, kê đơn thuốc.
4. Rối loạn hormone
Lượng hormone nhất định có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và gây ra cảm giác trầm cảm. Ở phụ nữ, sự dao động của hormone trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng. Hiện nay bạn có thể mua những loại thuốc điều tiết hormone để điều trị nhưng nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước.
3. Hạn chế giao tiếp
Thiếu tiếp xúc xã hội về mặt tình cảm, cảm xúc cũng là một nguyên nhân kích hoạt trầm cảm.
Hầu hết các tương tác hàng ngày với đồng nghiệp hoặc những đối tượng kinh doanh là không đủ cho nhu cầu của con người. Đôi khi, con người ta sống dựa vào mặt hỗ trợ tinh thần để giảm bớt sự cô đơn.
2. Môi trường và các biến cố trong cuộc sống
Tất cả những ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến trầm cảm.
Bạn bị mất việc, công việc không như mong muốn, chia tay, ly hôn và những sự kiên ngoài tầm kiểm soát đều tác động đến bạn theo hướng tiêu cực. Do đó, hãy cố gắng giữ những suy nghĩ tích cực và tự nhắc nhở bản thân rằng mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.
1. Chấn thương tâm lý
Những chấn tương tâm lý, cú sốc trong quá khứ là lý do dễ dẫn đến trầm cảm nhất. Điều này đặc biệt đúng với những đứa trẻ đã trải qua sự kiện không may mắn trong tuổi thơ của mình.
Bộ não của chúng gặp phải khó khăn trong thời kỳ phát triển, do đó não bộ không còn linh hoạt và khả năng đối phó với những căng thẳng trong tương lai cũng bị giảm đi. Trị liệu tâm lý có thể giúp đỡ một phần nào đó trong trường hợp này.
Theo Healthy Panda
Long.J