Khó khăn trong việc xuất khẩu chuối sang Trung Quốc
Hồng Vân (t/h) 06/07/2022 11:15 | Sản phẩm dịch vụ


Chị Tẩn Thị Vân (bản Sòn Thầu 1, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là người buôn bán tại chợ chuối đầu mối thuộc xã biên giới Ma Li Pho cho biết: “Nếu xuất được qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) thì được giá cao hơn. Hiện giờ, chúng tôi phải xuất qua cửa khẩu tại Lạng Sơn nên chỉ mua được cho người dân từ 5.000-6.000 đồng/kg. Đi đường Lạng Sơn mất nhiều chi phí vận chuyển nên không thể mua được giá cao hơn nữa”.
![]() |
Chị Tẩn Thị Vân loại bỏ những quả chuối xấu trước khi đóng hàng xuất sang Trung Quốc. Ảnh: Bích Nguyên |
Cửa khẩu Ma Lù Thàng đã hoạt động trở lại, tuy nhiên, phía Trung Quốc mới chỉ nhập khẩu các mặt hàng nông sản khô như hạt tiêu, mực khô. Các mặt hàng hoa quả tươi như chuối vẫn không được nhập khẩu qua cửa khẩu này khiến cho quả chuối của Lai Châu phải đi rất xa mới sang được Trung Quốc để tiêu thụ.
Giống như chị Vân, chị Hoàng Xa Ngậu (bản Sơn Bình, xã Ma Li Pho) cũng chia sẻ: “Giá chuối vì thế cũng lên xuống thất thường, trong các năm từ 2016 đến 2018, hoạt động thông thương qua biên giới thuận lợi, bình quân giá chuối khoảng 10.000 đồng/kg, thậm chí lên tới 12.000 đồng/kg. Lúc chuối được giá, người trồng phấn khởi, người buôn cũng vui mừng. Nhưng hiện giờ, chúng tôi không thể mua quá mức giá 6.000 đồng/kg”.
Trước khi có dịch Covid-19, quãng đường vận chuyển xuất khẩu chuối qua cửa khẩu Ma Lù Thàng gần hơn rất nhiều, chi phí vì thế cũng không quá cao, 1 tấn chuối chỉ mất khoảng 17.000 đồng phí vận chuyển.
Chị Ngậu đã tìm nhiều cách để xuất khẩu chuối sang Trung Quốc như qua cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên), cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai),… nhưng đều chỉ được một thời gian ngắn. Sau đó, chị Ngậu mới tìm cách xuất hàng qua cửa khẩu tại Lạng Sơn. Chị Ngậu cho biết: “Chi phí cho mỗi chuyến hàng đi theo tuyến này cũng rất cao, nhưng vẫn đỡ hơn so với đi qua Điện Biên. Từ đầu tháng 5 đến nay, tôi mới xuất được 15 chuyến hàng”.
Chị Ngậu chia sẻ trong 2 năm qua đã bị thiệt hại 5 chuyến hàng do không được thông quan, hơn 50 tấn chuối bị hư hỏng phải đổ bỏ, thiệt hại gần 500 triệu đồng.
Thực tế, khi hoạt động xuất khẩu chuối tươi qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng - Kim Thủy Hà bị dừng, các doanh nghiệp phải xuất khẩu chuối qua cửa khẩu tại các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai... Tuy nhiên, sản phẩm chuối xuất khẩu đi các cửa khẩu khác không sử dụng mã vùng trồng của Lai Châu nên tiêu thụ không được nhiều. Trong khi đó, tỉnh Lai Châu chưa có nhà máy chế biến sản phẩm từ quả chuối tươi nên tình hình tiêu thụ chuối của nhân dân gặp khó khăn.
![]() |
Người trồng chuối ở Lai Châu phấp phỏng vì đầu ra của chuối không ổn định. Ảnh: Bích Nguyên |
Mặt hàng chuối của tỉnh Lai Châu hiện đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Suốt 2 năm qua, người trồng chuối thường xuyên rơi vào cảnh thấp thỏm bởi hoạt động giao thương biên giới đình trệ, giá chuối lên xuống thất thường. Chị Ngậu cho biết, nếu xuất được chuối qua cửa khẩu Ma Lù Thàng thì giá chuối sẽ tốt hơn, người trồng chuối sẽ có niềm tin hơn, không phá bỏ cây chuối nữa.
Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo việc tiêu thụ chuối ổn định, bền vững, cần đẩy mạnh việc đưa chuối vào chế biến. Được biết, cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh kết nối, hướng dẫn doanh nghiệp quảng bá và đưa sản phẩm chuối tươi vào hệ thống siêu thị trong nước.


Đáng chú ý
Tăng cường phối hợp nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân của Tỉnh Khánh Hoà

Bài viết mới
Kazakhstan sẽ nối lại đường bay tới Việt Nam

Năm 2030 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |