Khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nhiều nhãn hàng nước ngoài chuyển sang bán hàng online
Hàng quán đóng cửa, bán hàng online "lên ngôi"
Đại dịch COVID-19 với chủng biến thể mới lần này được Bộ Y tế nhận định là có tính lây lan mạnh hơn. Vì vậy, Nhà nước khuyến cáo người dân hạn chế tối đa nhất việc di chuyển và tiếp xúc đông người. Đồng thời, nhiều hàng quán cũng phải tạm dừng kinh doanh để tránh việc lây lan dịch bệnh.
Trước tình trạng phải đóng cửa hàng, nhiều người đã mất đi nguồn thu nhập chính của bản thân. Vậy nên, họ bắt đầu thay đổi hình thức buôn bán vừa đảm bảo an toàn chống dịch, vừa lấy lại được nguồn thu nhập đó là bán hàng online. Tuy hình thức này không còn xa lạ đối với đa phần mọi người, nhưng từ sau khi dịch bệnh bùng phát, việc bán hàng online trở lên thông dụng và đạt hiệu quả hơn nhiều so với trước đây.
Hà Trang ( 22 tuổi), hiện là quản lý tại cửa hàng tiêu dùng Nhật Bản Rose Shop ở Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), chia sẻ: “Trước đây mình vừa bán chính tại cửa hàng vừa bán thêm trên Facebook, nhưng sau khi khu Nghĩa Tân phải đóng cửa vì dịch, mình chuyển hẳn sang bán hàng online và đặc biệt là có chạy chương trình trên Shopee. Và từ khi làm quen với việc bán hàng trên mạng, cùng những nguồn khách quen vốn có trước đây, mình thấy bán online cũng mang lại doanh thu ổn định cho cửa hàng”.
Hà Trang đang lên đơn cho khách hàng |
Việc mua bán hàng trên các trang thương mại điện tử hiện vẫn còn nhiều bất cập như không thể xem hay thử hàng, đôi khi còn bị khách “bùng hàng” mà phải chịu 2 lần phí vận chuyển. Tuy vậy, nhìn chung, công việc này tiếp cận đến lượng khách hàng nhiều hơn so với việc mua sắm trực tiếp. Thế nên, nhiều người đã đầu tư mạnh hơn cho việc bán hàng online trong đợt dịch này và hiệu quả mà nó mang lại cũng rất cao.
Tuy chỉ là một cửa hàng nhỏ lẻ, nhưng với kinh nghiệm kinh doanh vốn có, khi chuyển sang bán online, Hà Trang cũng tập trung vào việc thúc đẩy người tiêu dùng thấy điểm mạnh của sản phẩm, đồng thời cia nhóm khách hàng thành nhiều lứa tuổi để tập trung quảng bá mặt hàng đến với họ trong những trang page công cộng. Với người trung niên, họ hay để ý đến các thực phẩm chức năng, các sản phẩm chống lão hóa, hay những người trẻ tuổi hơn họ sẽ thiên về sản phẩm làm đẹp, và cả những bà mẹ bầu sẽ tập trung mua sắm những sản phẩm bỉm, sữa. Sau khi chia ra các đối tượng khách hàng khác nhau, Trang sẽ đăng bài trên các hội nhóm mua bán của họ để nâng cao hiệu quả bán hàng.
Đơn hàng được đóng lại và giao cho bên vận chuyển |
Cân bằng giữa nguồn cung và cầu
Trước kia, người dân vẫn còn đặt nhiều nghi vấn về các trang thương mại điện tử (TMĐT). Nhiều người lo sợ việc mua hàng trên mạng sẽ dễ bị lừa và không biết làm cách nào để đổi trả. Nhưng từ sau khi việc mua bán bị hạn chế do dịch bệnh bùng phát, nhiều người đã có xu hướng chuyển hẳn sang việc mua hàng trên mạng để tránh tiếp xúc gần với người lạ.
“Tôi thường xuyên đi chợ vào buổi sáng. Nhưng dạo này nhiều chỗ không mở cửa nữa, rồi tình hình dịch bệnh căng thẳng không dám đến chỗ đông người nên tôi chuyển hẳn sang mua hàng trên mạng... Đa số tôi hay vào mấy hội nhóm trên Facebook hoặc trên mấy cái web bán hàng xem có gì mua được thì tôi sẽ đặt mua luôn” - chị Tuyết Thanh (45 tuổi), hiện đang sinh sống tại Hà Nội, cho hay.
Không chỉ đồ dùng, mà cả đồ ăn hiện nay cũng được mua bán chủ yếu qua hình thức online. Các cửa hàng bán đồ ăn hiện tại cho biết, sau khi phải đóng cửa và nới lỏng không gian quán, thì đa số mọi người thường đặt ship đến mang về, vừa không mất công ra cửa hàng, vừa tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Thống kê của Andrews Universary VN, trong năm 2020, Việt Nam có 49 triệu người dùng mua hàng trực tuyến, cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia (137 triệu) và Philippines (57 triệu) người dùng. Và đến năm 2021, tuy chỉ mới được gần 2 quý đầu năm, con số này vẫn tăng đáng kể. Điều đó cho thấy, việc người dân mua hàng trên mạng sau khi bùng dịch tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều so với trước khi có dịch bệnh. Và không chỉ ở Hà Nội, mà hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đa phần người dân cũng chuyển sang mua sắm online nhiều hơn trước đây. |
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), TMĐT Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Theo tìm hiểu của chúng tôi, doanh thu của các sàn lớn như Tiki, Shopee hoặc Lazada có thể tăng trưởng thấp nhất khoảng 50%.
Còn theo số liệu bản đồ thương mại điện tử Việt Nam mới được iPrice Group công bố, cho đến quý 4 năm 2020, Shopee đứng đầu về lượt truy cập và mua sắm với trung bình hơn 68 nghìn lượt truy cập mỗi tháng, trong khi đó Tiki đứng thứ 3 (hơn 22 nghìn lượt) và Lazada đúng thứ 4 (hơn 20 nghìn lượt). Điều đó cho thấy được sự tăng trưởng đột biến của các trang mua sắm online trong khoảng đầu năm 2020 cho đến hiện tại, khi mà thời điểm dịch COVID-19 diễn biến còn phức tạp, người dân không tiện đi lại mua bán.
Nhu cầu mua hàng trên mạng ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc bán hàng online có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều người bán hàng cũng biết cách tận dụng các kĩ năng chạy quảng cáo, đăng tải hình ảnh đẹp để thu hút nhiều người biết đến hơn, tăng doanh số bán hàng. Tuy rằng việc bán hàng trên mạng trở nên phổ biến, tính cạnh tranh nhiều hơn, nhưng nếu người bán biết tạo cơ hội cho bản thân “làm mới cửa hàng trên mạng” thì việc kinh doanh sẽ có tiến triển tốt hơn.
Chị Tuyết Thanh cho biết hiện chị chủ yếu mua hàng trên mạng |
Thách thức và cơ hội
“Vì mình bán chủ yếu là đồ nội địa Nhật nên đôi khi cũng hay bị trễ hàng của khách do dạo gần đây khó nhập được nguồn hàng chuẩn. Mà nếu bán hàng không chuẩn thì rất dễ bị phản ánh trên mạng hay trên Shopee, và Shopee sẽ khóa tài khoản nếu thấy bạn có những sai phạm so với cam kết ban đầu. Bán cho khách rồi lại chỉ sợ nhiều người đặt cho vui, ngày bị hoàn mấy đơn là mất cả một buổi buôn bán của mình rồi” - Hà Trang chia sẻ thêm khi được hỏi về khó khăn trong việc bán hàng online.
Không chỉ có thế, khi mà mua sắm trực tuyến trở lên phổ biến, thì việc cạnh tranh giữa các người bán cũng tăng cao. Cùng một sản phẩm nhưng khi người mua thấy bên này rẻ hơn một ít, họ sẽ luôn chọn bên rẻ hơn. Vì vậy, ngoài việc tạo sự tin tưởng cho người mua thì việc đề đạt giá cả cũng rất quan trọng với người bán hàng. Khi mà sản phẩm của họ cùng nhiều người khác đều được công khai thì người mua sẽ dễ lựa chọn hơn việc ra cửa hàng và ngại hỏi giá từng sản phẩm.
Nhưng các trang thương mại điện tử lớn luôn tạo cơ hội cho người mua và người bán, như Shopee, Lazada, Tiki,... luôn có các chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành riêng cho cửa hàng khi áp dụng các mã giảm giá. Và khi người mua hàng sau khi hoàn tất đơn và để lại lượt đánh giá tốt thì cửa hàng cũng sẽ tăng thêm độ uy tín, tin cậy. Vì thế hiện nay rất nhiều cửa hàng khi bán online đều gửi kèm quà tặng để có thể nhận được sự hài lòng của khách hàng. Điều đó cũng thúc đẩy việc bán hàng đạt hiệu quả hơn nhất là trong thời buổi khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Vải thiều, hành tím chính thức lên sàn thương mại điện tử Vải thiều Thanh Hà của Hải Dương chính thức lên sàn thương mại điện tử Lazada từ ngày 14/5. Trong khi đó, hành tím Vĩnh Châu - đặc sản tỉnh Sóc Trăng trên nền tảng thương mại điện tử Voso.vn (Viettel Post) và “Gian hàng Việt trực tuyến”. |
Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử Ngày 26/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra lễ ra mắt chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử. Tham dự có lãnh đạo Bộ Công Thương, Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)... |
Tập trung chống hàng giả trên nền tảng thương mại điện tử Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Trần Hữu Linh khẳng định trong 1-2 năm tới, nhiệm vụ chính của lực lượng QLTT sẽ là đấu tranh chống hàng gian, hàng giả trên môi trường mạng. Bởi ngay cả các phương thức giao dịch, bán hàng truyền thống giờ đây cũng thoả thuận trước trên mạng. |