"Khó điều chỉnh sâu, thị trường sẽ lan tỏa dòng tiền từ Ngân hàng sang các nhóm khác"
SSI Research đánh giá thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nằm trong xu hướng tốt lên của TTCK toàn cầu sau 2 tháng đầu năm 2024.
Xu hướng tăng chủ đạo hiện diện ở hầu hết TTCK các nước trên thế giới, đặc biệt là tháng hồi phục mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc từ mức đáy 5 năm – quốc gia trong khu vực có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.
Tính từ đầu năm, VN-Index của TTCK Việt Nam ghi nhận mức tăng vượt trội so với thị trường khác trong khu vực khi chỉ sau Nhật Bản.
Chuỗi tăng giá của chỉ số hiện đã kéo dài 4 tháng với mức tăng 22% của VN-Index từ cuối tháng 10/2023 và tăng 37% từ đáy tháng 11/2022. Nhịp phục hồi này được hỗ trợ vững chắc bởi xu hướng hồi phục tăng trưởng lợi nhuận đặc biệt là quý IV/2023 vượt kỳ vọng, triển vọng khởi sắc trở lại của nền kinh tế và lãi suất thấp.
Trước các kịch bản điều chỉnh mạnh hay đi tiếp của thị trường, SSI Research đã đưa ra quan điểm dựa trên một số ý tưởng.
Đầu tiên, khi xem xét dữ liệu quá khứ, nhịp phục hồi dài hạn 37% trên VN-Index từ đáy tháng 11/2022 chưa phải là mạnh nhất sau các chu kỳ điều chỉnh sâu trước đó.
Trong khi đó, VN-Index đã quay lại mặt bằng giá trước nhịp điều chỉnh ngắn hạn ở tháng 10/2023 nhưng định giá theo lợi nhuận thực tế 4 quý gần nhất (TTM P/E) và định giá dựa trên ước tính lợi nhuận cho 1 năm tới (FW P/E) vẫn còn thấp hơn đáng kể so với đỉnh ngắn hạn thiết lập ngày 08/9/2023 nên dự địa mở rộng định giá vẫn còn trong bối cảnh dòng tiền thị trường mạnh.
Cùng với đó, theo quan sát, tâm lý giao dịch trên thị trường đang ở trạng thái tích cực. Việc điểm số quay lại mặt bằng trước điều chỉnh cùng với thanh khoản tăng dần và lan tỏa ra nhiều nhóm ngành hơn cho thấy sự chuyển biến đáng kể của tâm lý nhà đầu tư trong 2 tháng gần đây. Tuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu “tâm lý đám đông” cần thận trọng dẫn đến việc đẩy dư nợ cho vay giao dịch ký lên cao tạo nguồn cung cổ phiếu quyết liệt tiềm tàng.
Với các quan điểm trên, SSI Research cho rằng kịch bản thị trường sẽ điều chỉnh sâu tương đối thấp và tiềm năng tăng giá của thị trường vẫn còn. Bên cạnh đó, với những tín hiệu khởi sắc ở các động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm (sản xuất, thương mại, đầu tư), lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp, xu hướng phục hồi lợi nhuận tiếp tục trong quý đầu năm 2024 và kế hoạch vận hành hệ thống giao dịch KRX chuyển biến cụ thể hơn gần đây là các yếu tố hỗ trợ kỳ vọng có thể chỉ diễn ra các nhịp điều chỉnh nhanh và sớm quay lại xu hướng tăng chính, nhưng bước tăng sẽ chậm lại và rủi ro biến động sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Chiến lược “Bán cao-mua thấp” cho các giao dịch ngắn hạn và chú trọng hơn đến bảo toàn lợi nhuận là chiến lược có thể phát huy hiệu quả trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Về xu hướng nhóm ngành, dòng tiền hướng đến nhóm vốn hóa lớn đang chững lại trong ngắn hạn. Riêng nhóm Ngân hàng vốn chiếm tỷ trọng cao trong rổ VN30 lại hạ nhiệt cho thấy khẩu vị của dòng tiền dần dịch chuyển sang các mã trụ cột khác.
Khi các nhóm dẫn dắt luân phiên nâng đỡ thị trường, bộ phận phân tích của SSI kỳ vọng trạng thái xoay vòng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới với sự sôi động trở lại của nhóm vốn hóa trung bình và các mã vốn hóa lớn khác ngoài Ngân hàng.
"Cần sớm đưa doanh nghiệp FDI đủ điều kiện lên sàn chứng khoán Việt Nam"
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024 có sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và đại diện của nhà đầu tư nước ngoài đã đưa ra nhiều đóng góp phát triển thị trường.
|
Thủ tướng: “Phát triển kinh tế thì không thể thiếu thị trường chứng khoán"
"Chúng tôi cũng luôn suy nghĩ Chính phủ phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, các chủ thể liên quan tới TTCK", Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024.
|