Khai mạc triển lãm ảnh chuyên đề về Bác Hồ tại thành phố Hồ Chí Minh
Sơn Lâm (T/h) 06/06/2022 08:13 | Điểm đến
![]() |
Triển lãm với chuyên đề "Về nơi lưu dấu chân Người" được tổ chức ngày 5/6 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN) |
Triển lãm đã giới thiệu 150 hình ảnh, tư liệu, hiện vật liên quan đến Bác Hồ khi Bác sinh sống ở Huế đến thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm gồm 3 chủ đề chính: Huế - Nơi lưu dấu tuổi thơ Người; Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh những năm đầu thế kỷ XX - Nơi Nguyễn Tất Thành đến và đi tìm đường cứu nước; Di sản Hồ Chí Minh sống mãi với thời gian.
Nội dung các tác phẩm trưng bày trong triển lãm sẽ góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về Người và sẽ đem đến cho công chúng cái nhìn toàn diện, sâu sắc về những di tích, địa điểm từ Huế đến thành phố Hồ Chí Minh đã từng “lưu dấu chân Người”. Theo đó, công chúng sẽ được trở về không gian văn hóa Huế trong bối cảnh lịch sử, chính trị đất kinh kỳ cùng với nề nếp của gia đình xứ Nghệ để thẩm thấu một trong những mạch nguồn hình thành tư tưởng, nhân cách văn hóa lớn trong con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngoài các di tích ở Huế, tại TP Hồ Chí Minh cũng có một hệ thống di tích lưu niệm lưu dấu chân Người như: Di tích nhà số 185/1 đường Cô Bắc (Quận 1); địa điểm Trường cơ khí Á Châu Sài Gòn; di tích nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (Quận 5); di tích Bến Nhà Rồng (Quận 4)...
Với chủ đề “Huế-Nơi lưu dấu tuổi thơ Người”, phần 1 của triển lãm giới thiệu các các hình ảnh tư liệu thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế; dấu chân Người từ Huế đi sâu vào phía Nam cùng Di tích quốc gia đặc biệt: Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên-Huế.
Ở phần 2 với chủ đề “Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) những năm đầu thế kỷ XX, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước,” triển lãm tập trung giới thiệu những hình ảnh, tư liệu Sài Gòn xưa; những nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đến, sinh sống, làm việc trước khi bước lên tàu Amiral La Touche De Tréville ra đi tìm đường cứu nước.
Cùng với các di tích ở Huế, triển lãm cũng giới thiệu hệ thống di tích lưu niệm về Người tại Thành phố Hồ Chí Minh như Di tích nhà số 185/1 đường Cô Bắc, quận 1; địa điểm Trường cơ khí Á Châu Sài Gòn; Di tích nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, quận 5: Di tích Bến Nhà Rồng nhằm giới thiệu đến công chúng những hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phần 3 triển lãm có chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh sống mãi với thời gian” xoay quanh về phát huy giá trị các di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên-Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, phần này giới thiệu những hình ảnh về sự đổi mới của đất nước, con người Việt Nam; thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của các địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…
Triển lãm chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người” cũng là dịp để giới thiệu đến công chúng hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Huế đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Đáng chú ý
Người Việt là lực lượng lao động người nước ngoài đông nhất ở Nhật Bản


Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia ngày càng củng cố, vững mạnh

Thu hút du khách quốc tế qua Triển lãm “Sắc xuân Quý Mão” tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
Bài viết mới
Ba thành phố của Việt Nam lọt Top điểm đến nổi tiếng nhất thế giới của Tripadvisor

Hà Nội đón hơn 330 nghìn lượt khách du lịch dịp Tết

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.