Khắc phục một số mốc quốc giới ở biên giới Việt – Lào bị ảnh hưởng mưa lũ
Lạng Sơn khánh thành công trình đường lên cột mốc biên giới Ngày 17/5, Đồn Biên phòng Chi Lăng, BĐBP tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ khánh thành công trình đường lên cột mốc biên giới. |
Đồng bào dân tộc thiểu số góp phần ổn định biên giới 13 xã biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia Ngày 12/5, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào DTTS 13 xã sinh sống dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia. |
Báo Quảng Trị cho biết, Đoàn chuyên viên Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Anh Dũng làm trưởng đoàn; Đoàn chuyên viên Lào do Chánh Văn phòng Ủy ban biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Lào A-nu-xỉn Khắt-ty-nhạ-lạt làm trưởng đoàn.
Khảo sát tại mốc 585, đoàn ghi nhận toàn bộ đế mốc bị đổ nghiêng, đất nền móng đã bị xói sâu hở gần hết phần móng, móng mốc đang nằm trên lớp cuội sỏi đáy sông mới hình thành, sân mốc bị hư hỏng hoàn toàn. Đo thực tế cho thấy mốc đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 1,1 m. Mốc quốc giới này nằm cạnh sông Sê Băng Hiêng, thuộc địa bàn xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.
Đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam và Lào tham gia khảo sát tình trạng sạt lở ở mốc quốc giới tại thôn Cù Bai. Ảnh: BP. |
Cột mốc số 585 đã bị dịch chuyển do tác động của mưa lũ và không thể khôi phục, xây dựng tại đúng vị trí cũ. Trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng tại thực địa, hai bên thống nhất dịch chuyển cột mốc số 585 đến vị trí mới nằm trên đường biên giới để đảm bảo sự ổn định, bền vững lâu dài.
Ngoài ra, hai mốc quốc giới khác là 607(1) ở xã Thanh và 606(1) ở thị trấn Lao Bảo, cũng bị ảnh hưởng do sạt lở sông Sê Pôn. Mặt sân mốc 607(1) có vết nứt nhỏ với chiều rộng 2-3 mm, dài khoảng 3 m, tường móng sân mốc phía trong đã bị sụt, hư hỏng tại một số vị trí, mặt đất xung quanh sân mốc xuất hiện sụt lún. Bờ sông Sê Pôn cách chân mốc khoảng 10 m, so với mép sông trước đây khoảng 38 m. Ngoài ra, đường bê tông xuống cửa khẩu phụ Thanh – Denvilay bị hư hỏng nặng, gãy vỡ nhiều đoạn và có đoạn đã bị lũ cuốn trôi.
Trong khi đó, mốc 606(1) chưa có dấu hiệu nghiêng, lún, sân mốc còn nguyên vẹn nhưng đoạn sông Sê Pôn cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, mép sông có một số vị trí sạt lở, cách chân sân mốc khoảng 4 m, so với trước đây khoảng 16 m.
Bờ sông Sê Pôn tại khu vực cột mốc số 606(1) và cột mốc số 607(1) đã bị sạt lở nghiêm trọng, đoàn khảo sát đưa ra phương án kè khẩn cấp dài 740 m ở bờ sông Sê Pôn để ngăn chặn ngay sạt lở nhằm đảm bảo sự an toàn của 2 cột mốc trên và tạo thuận lợi cho việc nhận biết vị trí, hướng đi của đường biên giới trên sông Sê Pôn.
Các cột mốc quốc giới này bị sụt lún do tác động của mưa lũ lịch sử cuối năm 2020, đe dọa đến tính bền vững, lâu dài của hệ thống mốc quốc giới. Tỉnh Quảng Trị có 59,77 km biên giới tự nhiên nằm giữa sông Sê Pôn, qua 7 xã, thị trấn giáp với Lào. Đoạn sông này dốc, có nhiều đoạn gấp khúc, mùa lũ nước dâng cao 5 - 6 m, chảy xiết làm sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy tự nhiên. Việc thay đổi dòng chảy tự nhiên sẽ khiến thay đổi hiện trạng biên giới trên sông Sê Pôn.
Cải thiện đời sống nhân dân khu vực biên giới Việt - Lào Đây là một trong những mục tiêu đặt ra trong báo cáo quy hoạch cửa khẩu Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Báo cáo được giới thiệu tại Hội thảo chuyên đề 'Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050' vừa được Bộ Ngoại giao tổ chức. |
Cột mốc ngã ba biên giới Đông Dương – điểm check-in với nhiều du khách Một điểm đến Kon Tum mà nhiều du khách muốn được chinh phục là cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, hay còn được gọi là ngã ba Đông Dương. |