Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
17:17 | 05/11/2024 GMT+7

Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào

aa
Kết nghĩa bản - bản đã và đang tạo cầu nối vững chắc, gắn kết lòng dân nơi biên giới Việt - Lào. Nhờ mô hình này, các bản làng hai bên không chỉ bảo vệ biên cương mà còn cùng nhau phát triển kinh tế và xây dựng quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc.
Tổ chức giải chạy ở 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam
Mái ấm Việt của sinh viên Lào

Người khai sinh mô hình “Kết nghĩa bản - bản”

Đến bây giờ, mỗi khi nhắc lại về ngày 28/4/2005, Thiếu tướng Trần Đình Dũng, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Quảng Trị vẫn còn nhớ như in cảm giác phấn chấn. Đó là ngày bản Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) chính thức kí kết quy chế hoạt động kết nghĩa bản - bản với bản Densavan (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào).

Ông Dũng kể: “Từ lâu tôi đã luôn tâm niệm, chúng ta không thể nắm tay nhau đứng thành hàng ngang để bảo vệ biên giới mà phải có thế trận lòng dân, biên giới của lòng dân, gắn kết người dân hai nước có chung biên giới, xem biên giới là ngôi nhà chung để cùng vun đắp, bảo vệ”.

Từ suy nghĩ và nhận định đó, năm 1996, ông Dũng cùng các cơ quan chuyên trách nghiên cứu, lập đề án khoa học để tham mưu với tỉnh Quảng Trị và chính quyền các tỉnh phía bạn Lào tổ chức “Kết nghĩa bản - bản” cho các cụm bản giáp biên giới. Sau 9 năm dày công thực hiện, đến năm 2005, đề án khoa học lần đầu tiên đi vào cuộc sống với sự kiện kết nghĩa giữa bản Ka Tăng và bản Densavan.

Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào
Thiếu tướng Trần Đình Dũng (bìa trái), nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hướng dẫn bà con bản Densavan kỹ thuật chăm sóc cây trồng. (Ảnh: Việt Văn)

Quy chế phối hợp bản - bản gồm 12 nội dung ghi nhớ tuân thủ Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam - Lào, pháp luật mỗi nước và phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc biên giới. Từ đây, công tác đối ngoại giữa hai quốc gia trở thành những việc rất cụ thể của làng, của xã, của các dòng họ hai bên biên giới.

Ông Hồ Thanh Bình khi đó là Trưởng bản Ka Tăng cho biết, bà con hai bản chủ yếu là người dân tộc Bru - Vân Kiều có truyền thống đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Dù vậy, hai bên vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại rất khó giải quyết. Một bộ phận người dân 2 bản chưa nêu cao ý thức bảo vệ đường biên, cột mốc, vẫn còn tình trạng xâm canh, xâm cư; việc phát triển sản xuất của nhân dân phía bạn Lào còn nhiều khó khăn…

Khi có chủ trương tổ chức kết nghĩa giữa 2 bản với nhiều hoạt động và cam kết thực hiện thiết thực, người dân Ka Tăng và Densavan đều đồng thuận và tham gia hưởng ứng. Sau lễ kết nghĩa, định kì 3 tháng 1 lần hai bên luân phiên tổ chức gặp gỡ để trao đổi tình hình. Khi có việc đột xuất, hai bên sẽ cùng thống nhất tìm ra phương án giải quyết. Nhờ vậy, những khó khăn, vướng mắc giữa hai bản gặp phải trước đây dần được giải quyết khá triệt để.

“Từ khi kết nghĩa hai bản, tình trạng xâm canh, xâm cư không còn, người dân qua lại biên giới thăm nhau đều mang theo giấy tờ tùy thân. Chúng tôi còn thường xuyên trao đổi, buôn bán hàng hóa trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Nhận thấy phía bản bạn có nhiều đất trống nhưng chưa khai thác hiệu quả, nhân dân bản Ka Tăng đã hỗ trợ giống cây bời lời, cây tràm, nhiều giống sắn, chuối, máy phát cỏ cầm tay… để bạn đầu tư sản xuất”, ông Bình nói.

Nhân rộng mô hình phát huy hiệu quả

Ông Somtatti Nhavongsa, Trưởng bản Densavan cho biết, sau gần 20 năm kết nghĩa với bản Ka Tăng, cuộc sống của người dân Densavan có nhiều tiến bộ rõ rệt. Từ số cây giống được tặng, người dân bản Densavan tổ chức trồng, chăm sóc và tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với người dân bản Ka Tăng. Vừa qua, bản Densavan đã thu hoạch được 4 đợt cây bời lời từ số cây giống bản Ka Tăng tặng và xuất bán, thu về hơn 2 triệu kíp. Nhiều diện tích chuối ở bản cũng đã thu hoạch mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ dân trong bản.

Hai bản thường xuyên thăm hỏi, tặng quà nhân các sự kiện trọng đại của hai nước, hai địa phương như chúc mừng Tết cổ truyền Việt Nam và Tết cổ truyền Bun Pi May, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, Ngày Quốc tế Phụ nữ… Đồng thời hỗ trợ giúp đỡ nhau phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn.

Ông Somtatti Nhavongsa khẳng định, mô hình kết nghĩa bản - bản là biểu hiện sâu sắc của tình đoàn kết, sự thương yêu và đùm bọc lẫn nhau của nhân dân hai nước. Thông qua hoạt động kết nghĩa, hai bản đã cùng nhau phát huy tinh thần hợp tác cao, không chỉ hỗ trợ nhau tiến bộ mà còn phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào
Bản Ka Tăng và Densavan ký biên bản ghi nhớ hoạt động 6 tháng cuối năm 2023. (Ảnh: Mạnh Cường)

Đại tá Nguyễn Nam Trung, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, tiếp nối sự thành công của cặp bản Ka Tăng - Densavan, đến nay toàn bộ 24/24 cặp bản đối diện hai bên biên giới giữa tỉnh Quảng Trị và Salavan, Savannakhet đã tổ chức kết nghĩa, mang lại nhiều thành công trong công tác bảo vệ biên giới. Điển hình hiệu quả từ mô hình này là bản Ka Tiêng (xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và bản A Via (Cụm bản La Cồ, huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet) vừa kỷ niệm 17 năm kết nghĩa (2007-2024).

Không chỉ trong phạm vi tỉnh Quảng Trị, sau gần 20 năm triển khai, mô hình “Kết nghĩa bản - bản” đã được nhân rộng trên cả nước theo tên gọi mới là “Phong trào kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” với nhiều hình thức phong phú, thành nghệ thuật quân sự, đối ngoại nhân dân trong bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Theo Thiếu tướng Trần Đình Dũng, nhờ sự chung tay, hỗ trợ lẫn nhau từ những người dân sống dọc biên giới, mô hình kết nghĩa đã đem loại nhiều hiệu quả tích cực. Ông hy vọng trong tương lai, “Phong trào kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” sẽ tiếp tục là nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào, vì một khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.

Những công trình thủy lợi thắm đượm tình hữu nghị Việt - Lào Những công trình thủy lợi thắm đượm tình hữu nghị Việt - Lào
Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều công trình và dự án viện trợ thủy lợi cho Lào, tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững tại các vùng sâu, vùng xa và địa bàn khó khăn. Những dự án này đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, và hỗ trợ người dân Lào xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Nhờ đó, an sinh xã hội tại các khu vực này được đảm bảo, góp phần xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp ổn định và bền vững cho người dân Lào.
Dồn lực phát triển hạ tầng “đánh thức” thương mại biên giới Việt Nam – Lào Dồn lực phát triển hạ tầng “đánh thức” thương mại biên giới Việt Nam – Lào
Trong thời gian qua, từ trung ương đến địa phương đã triển khai các biện pháp, ban hành các chính sách, đưa ra kiến nghị nhằm phát triển hạ tầng thương mại biên giới hai nước phát triển theo hướng hiện đại, bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội hai nước.
Mai Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khỏe của nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào

Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khỏe của nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào

Trạm xá Quân dân y hữu nghị biên giới Việt - Lào (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập - Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La) đứng chân tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đây là địa chỉ tin cậy của nhân dân hai bên biên giới khi cần khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt.

Các tin bài khác

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Tình nghĩa hai bờ Sê San

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia.
4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trao đổi hợp tác giáo dục

4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trao đổi hợp tác giáo dục

Ngày 26/11, tại thành phố Hà Giang đã diễn ra Hội nghị trao đổi công tác giáo dục giữa bốn tỉnh biên giới Việt Nam gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Học và sử dụng thành thạo tiếng nước láng giềng không chỉ là yêu cầu công việc, mà còn là cầu nối vun đắp tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn. Hội thi tiếng nước láng giềng trong Bộ đội Biên phòng năm 2024 một lần nữa khẳng định vai trò của ngoại ngữ trong việc bảo vệ biên giới hòa bình, góp phần xây dựng quan hệ đoàn kết, hợp tác chặt chẽ.

Đọc nhiều

Xuân quê hương 2025: Lễ hội Tết Việt tại Osaka, gắn kết tình hữu nghị Việt - Nhật

Xuân quê hương 2025: Lễ hội Tết Việt tại Osaka, gắn kết tình hữu nghị Việt - Nhật

Ngày 4 - 5 /1/2025 tại Công viên Naniwa no Miya ato, Osaka, Nhật Bản sẽ diễn ra chương trình “Xuân quê hương 2025” với chủ đề “Trái tim Việt Nam”.
Tiễn biệt 12 quân nhân hy sinh khi diễn tập

Tiễn biệt 12 quân nhân hy sinh khi diễn tập

Sáng 8/12, tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh), Quân khu 7 đã tổ chức lễ tang 12 chiến sĩ thuộc tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, hy sinh ngày 2/12 khi diễn tập tác chiến phòng thủ, theo nghi thức quân đội.
Tưng bừng "Lễ hội Con đường hữu nghị Việt - Hàn 2024"

Tưng bừng "Lễ hội Con đường hữu nghị Việt - Hàn 2024"

Tối 7/12, "Lễ hội Con đường hữu nghị Việt - Hàn 2024" đã chính thức khai mạc và diễn ra sôi nổi trên khu phố Trần Văn Lai, Mỹ Đình, Hà Nội - nơi tập trung đông đúc người dân Hàn Quốc sinh sống và làm việc tại Thủ đô.
Ngày Phở Việt Nam tại Nam Phi - quảng bá ẩm thực Việt đến bạn bè châu Phi

Ngày Phở Việt Nam tại Nam Phi - quảng bá ẩm thực Việt đến bạn bè châu Phi

Ngay từ rất sớm, nhiều người Nam Phi, thành viên ngoại giao đoàn các nước và cộng đồng người Việt sống, làm việc, học tập ở Nam Phi hào hứng xếp hàng tại khu giới thiệu phở và ẩm thực của Việt Nam.
Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực tại các xã biên giới ở Nghệ An

Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực tại các xã biên giới ở Nghệ An

Trong những ngày gần đây, tại nhiều xã biên giới ở các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Kỳ Sơn, Quế Phong (tỉnh Nghệ An) đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: trao tặng hàng trăm suất quà, gà giống, xây nhà tình nghĩa, làm đường… với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, đã góp phần ổn định quốc phòng, an ninh, giữ vững “thế trận lòng dân” ở vùng biên giới.
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Ngày 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5, (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa hải quân hai nước. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Phó Đô đốc May Dina, Chỉ huy trưởng Căn cứ biển Ream đồng chủ trì Hội nghị.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Thời tiết hôm nay (9/12): Bắc Bộ rét đậm, rét hại

Thời tiết hôm nay (9/12): Bắc Bộ rét đậm, rét hại

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do không khí lạnh bao trùm nên hôm nay 9/12, thời tiết Bắc Bộ rét đậm, rét hại.
Thời tiết hôm nay (7/12): Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Thời tiết hôm nay (7/12): Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Sáng sớm nay (7/12), không khí lạnh ảnh hưởng yếu đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (6/12): Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh

Thời tiết hôm nay (6/12): Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ ngày 6/12 - đêm 7/12, ở Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh.
Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/12 Bắc Bộ tạnh ráo, ấm áp hơn so với ngày 4/12. Hà Nội nắng hanh, nhiệt độ lên đến 28 độ.
Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 2/12, thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.
Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 1/12, Bắc Bộ tiếp tục hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động