Hy Lạp vỡ nợ, chính thức về với "đội của Zimbabwe"
Một nhà môi giới chứng khoán tại Madrid, Tây Ban Nha theo dõi màn hình hiển thị thông tin trên sàn chứng khoán nước này ngày 29/6. (Ảnh: AP)
Cuộc đàm phán phút chót đổ vỡ, Hy Lạp không thể thanh toán đúng hạn khoản nợ 1,6-1,7 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính thức rơi vào cảnh vỡ nợ.
Chính phủ các nước châu Âu tuyên bố họ sẽ chỉ thảo luận vấn đề này nếu Athens tăng cường thắt chặt ngân sách.
Tổng khoản nợ mà Hy Lạp trễ hạn thanh toán đối với IMF là lớn nhất trong lịch sử của định chế này: 243 tỷ EURO (271 tỷ USD), trong đó Đức là chủ nợ lớn nhất.
Trách nhiệm trả nợ thuộc về ngân hàng trung ương Hy Lạp, nhưng chỉ trong trường hợp nước này còn ở trong Eurozone. Trong trường hợp Hy Lạp rời Eurozone, khoản nợ này sẽ trở thành gánh nặng với các nước khác trong khối.
Ngay tại Hy Lạp, nhiều người nghỉ hưu cũng đang đợi nhận tiền lương hưu của mình tại trụ sở Ngân hàng Quốc gia (Ảnh: AP)
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng có nguy cơ bị thiệt hại nặng nếu Hy Lạp vỡ nợ. Hiện ECB nắm giữ lượng trái phiếu của Hy Lạp trị giá 18 tỷ EURO, song giá trị của khoản nợ này sẽ giảm chỉ còn một phần nhỏ nếu Hy Lạp rời khỏi Eurozone.
Nếu người dân Hy Lạp bỏ phiếu thuận với các yêu cầu của chủ nợ trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7/2015 thì nhiều khả năng nước này sẽ tiếp tục ở lại trong Eurozone. Nhưng dù sao, khả năng Athens phải ra khỏi khối đồng tiền chung vẫn đang ở mức cao.
Bà Andrea Montanino, một cựu quan chức IMF nói: “Mọi người đã chán ngán [Hy Lạp] cả rồi. Có thể châu Âu sẽ giúp họ, nhưng những tổ chức khác thì không".
Các nhà môi giới chứng khoán tại Frankfurt, Đức không mấy lạc quan với các chỉ số trong ngày 29/6. (Ảnh: EPA)
Từ năm 2010 đến nay, bộ ba chủ nợ gồm Liên minh Châu Âu (EU), ECB và IMF đã cấp cho Hy Lạp 240 tỷ USD tiền cứu trợ. Từ năm 2009 đến hiện tại, nền kinh tế Hy Lạp đã suy giảm 25%. Trong tháng 7 và 8 tới, lượng trái phiếu Hy Lạp trị giá khoảng 6,7 tỷ EURO do ECB nắm giữ sẽ đến hạn thanh toán.
Nhằm ngăn nguy cơ sụp đổ của hệ thống tài chính, Chính phủ Hy Lạp quyết định đóng cửa một loạt ngân hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn kể từ ngày 29/6, gần 1 tuần trước khi nước này tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc có chấp nhận các yêu cầu “thắt lưng buộc bụng” mà chủ nợ đưa ra hay không.
Giáo sư Nicholas Economides thuộc Đại học New York nhận xét: “Nền kinh tế vốn đã trì trệ của Hy Lạp sẽ tê liệt sâu hơn nữa”.
Hãng tin Bloomberg nhận định, các biện pháp mà Athens đưa ra có thể khiến nền kinh tế Hy Lạp chìm sâu hơn vào suy thoái và đẩy nước này gần hơn tới nguy cơ phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone.
Các biện pháp nói trên được công bố sau khi các cuộc đàm phán với các chủ nợ quốc tế tiếp tục đổ vỡ vào cuối ngày thứ Sáu tuần trước, đồng thời ECB quyết định đóng băng nguồn cứu trợ khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp.
Còn trên các đường phố ở Hy Lạp, dòng người xếp hàng dài trước những máy rút tiền tự động (ATM) và các trạm bán xăng. Hai quan chức cấp cao của ngành ngân hàng Hy Lạp cho biết, vào sáng ngày thứ Bảy tuần trước, có tới 500 trong tổng số hơn 7.000 máy ATM của nước này bị rút hết tiền.
Theo kênh truyền hình Skai, đã có 1 tỷ Euro, tương đương 1,1 tỷ USD bị rút khỏi hệ thống ngân hàng Hy Lạp. Đến đêm Chủ nhật, dòng người trước các ATM đã giảm xuống do các máy ATM đã cạn tiền.
Tương lai bất định của Hy Lạp tại Eurozone đã “giáng một đòn mạnh” vào các sàn chứng khoán trên khắp thế giới. Dù Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha khẳng định, thỏa thuận nợ công của Hy Lạp vẫn có thể đạt được trước thời hạn chót vào cuối ngày 30/6, chỉ số Ibex của Tây Ban Nha đã giả 4% chỉ trong sáng 29/6. Trong khi đó, các nhà môi giới chứng khoán tại Frankfurt, Đức cũng không mấy lạc quan với các chỉ số trong ngày 29/6. Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp leo thang, thị trường chứng khoán tại Đức đã giảm mạnh ngay từ khi mở phiên. Cổ phiếu của EU cũng giảm mạnh, trong khi đồng euro trồi sụt thất thường do lo ngại Hy Lạp có thể bị vỡ nợ và bị buộc phải ra khỏi khối Eurozone.
Giáo sư Nicholas Economides thuộc Đại học New York nhận xét: “Nền kinh tế vốn đã trì trệ của Hy Lạp sẽ tê liệt sâu hơn nữa”.
Tổng hợp