Hướng dẫn chủ xe ô tô nộp phạt nguội tại Hà Nội
CSGT phải cười khi xử lý vi phạm, cảm ơn khi người dân ký biên bản Lãnh đạo Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) cho biết sẽ quán triệt mỗi chiến sỹ CSGT phải nở một nụ cười với người dân khi dừng xe xử lý vi phạm, khi họ chấp hành và ký vào biên bản thì nói lời cảm ơn. |
CSGT dùng ống thổi bằng tre kiểm tra nồng độ cồn tài xế Ngày 23/12, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm dịch Covid-19 chuẩn bị đưa vào thí điểm loại ống thổi nồng độ cồn một lần, làm bằng chất liệu bột gỗ, bột tre. |
Cụ thể, nội dung đăng tải trên mạng xã hội có ghi: “Từ ngày 15/12, các đội thuộc Phòng CSGT, CATP Hà Nội đồng loạt ra quân phạt nguội lỗi ô tô dừng đỗ trái phép trên các tuyến phố. Nếu các cụ mợ bị dán giấy phạt nguội thì nhớ thực hiện:
Trong vòng 3 ngày, phải đến trụ sở CSGT để chấp hành giải quyết vi phạm.
Trường hợp không đến, CSGT sẽ tiến hành xác minh chủ phương tiện đứng tên trong giấy đăng ký xe để gửi thông báo mời chủ xe lên giải quyết để xác định người điều khiển và lập biên bản xử lý theo quy định.
Khi CSGT gửi thông báo, chủ phương tiện vẫn không đến giải quyết, sau 15 ngày CSGT chuyển vi phạm sang cơ quan đăng kiểm.
Nếu như vẫn không đến giải quyết vi phạm trước đó, cơ quan đăng kiểm sẽ cấp đăng kiểm tạm, người vi phạm phải đi giải quyết vi phạm trước đó mới được đăng kiểm tiếp theo”.
CSGT dán thông báo trên một chiếc xe vi phạm. |
Những thông tin chia sẻ, hướng dẫn người vi phạm “Phải làm gì khi bị dán giấy phạt nguội lỗi dừng, đỗ?” này còn nhiều điểm chưa chính xác. Trao đổi với Thời Đại, Phòng CSGT thông tin về quy trình chuẩn xử lý vi phạm như sau:
Thứ nhất, khi tuần tra, kiểm soát trực tiếp phát hiện vi phạm, tổ công tác sử dụng loa (nếu có) để thông báo cho người vi phạm biết, đến xử lý. Nếu người vi phạm không có mặt, sẽ sử dụng thiết bị ghi hình (phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ được cấp, camera bút….) để ghi nhận lại sự việc vi phạm.
Thứ 2, tiến hành lập biên bản sự việc, đồng thời dán thông báo vi phạm lên phương tiện vi phạm.
Thứ 3, trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, các đơn vị tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông, gửi thông báo vi phạm yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan đến giải quyết vụ việc vi phạm (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 65). Cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm vào phần mềm trên Trang thông tin điện tử của Cục cảnh sát giao thông; phần mềm cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát để nhận dạng, cảnh báo phương tiện vi phạm giao thông vi phạm (nếu có).
Việc xử lý vi phạm lỗi dừng, đỗ sẽ tập trung vào 8 tuyến đường trọng điểm. |
Quá thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo vi phạm mà chủ phương tiện, người vi phạm không đến giải quyết sẽ gửi thông báo đến công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện cư trú, học tập, công tác hoặc nơi đặt trụ sở hành chính (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 65); đồng thời, gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để phối hợp xử lý.
Khi người vi phạm đến làm việc sẽ tiến hành lập biên bản VPHC. Sau đó, sẽ thông báo cho cơ quan đăng kiểm biết và cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục cảnh sát giao thông để kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm.
Từ ngày 15/12, Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội ra quân đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cuối năm 2020. Trong đợt cao điểm này, các đơn vị thay đổi biện pháp xử phạt các xe ô-tô dừng, đỗ trái phép bằng việc dán thông báo phạt nguội trên kính xe. Ngày 28/12, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết, sau gần hai tuần ra triển khai thực hiện dán thông báo "phạt nguội" lỗi dừng, đỗ trên các tuyến phố, đơn vị đã xử lý hơn 500 trường hợp vi phạm, trong đó trực tiếp dán thông báo 116 thông báo xử phạt nguội về hành vi phạm dừng đỗ, sai quy định. Trong đó đã có 49 trường hợp lên cơ quan chức năng giải quyết, phạt thành tiền 44.100.000 đồng. Các trường hợp vi phạm còn lại sau khi dán “phạt nguội” đơn vị đã gửi giấy mời lên làm việc. Việc xử lý vi phạm sẽ tập trung vào 8 tuyến đường trọng điểm gồm: Ngọc Hồi đến Lê Duẩn; Quang Trung, Trần Phú (quận Hà Đông) đến Nguyễn Trãi, Tôn Đức Thắng, Chu Văn An; Tố Hữu đến Giảng Võ; Trần Duy Hưng đến Văn Cao; Nhổn đến Nguyễn Thái Học; Nguyễn Văn Cừ đến Đặng Phúc Thông; Võ Nguyên Giáp đến cầu Vĩnh Tuy; Phạm Văn Đồng đến đường vành đai 3 dưới thấp qua bán đảo Linh Đàm... Mọi vi phạm của người tham gia giao thông sẽ bị xử lý nghiêm, qua đó giúp tăng cường hơn nữa ý thức của người điều khiển phương tiện. |