Hung thủ gây bệnh ung thư hàng đầu nhưng được nhiều người ưa chuộng
Khoai tây chiên còn chứa nhiều chất phụ gia gây hại cho cơ thể
Khoai tây chiên
Bên cạnh hàm lượng calo và chất béo rất cao, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất phụ gia gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc chiên những lát khoai tây ở nhiệt độ cực kỳ cao dẫn đến sự hình thành acrylamide – một tác nhân gây ung thư vốn cũng được tìm thấy trong thuốc lá.
Nước ngọt
Nghiên cứu gần đây được đăng tải trên Tạp chí dinh dưỡng Mỹ chỉ ra rằng những người uống nhiều hơn 1 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người không dùng thứ đồ uống này. Ngoài ra, nước ngọt thường chứa các chất gây ung thư viết tắt là 4-MIE.
Thực phẩm hun khói
Các loại thực phẩm như xúc xích hun khói hay thịt hun khói chứa hàm lượng chất béo và muối rất cao. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày cũng như ung thư đại tràng.
Ngoài ra, hấp thu thực phẩm hun khói cũng đồng nghĩa với việc hấp thu một lượng đáng kể bồ hóng được sinh ra trong quá trình chế biến đồ ăn. Và bồ hóng chính là một trong những tác nhân gây ung thư nguy hiểm.
Dưa chua
Dưa chua tuy là món ăn khoái khẩu nhưng bạn cần hạn chế nếu muốn tránh nguy cơ mắc ung thư gan. Bắp cải, dưa và các món chuối chua luôn là món khai vị ngon. Tuy nhiên, dưa chua chứa một lượng lớn chất nitrosamine, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có thể gây ung thư gan, tốt nhất là không nên ăn hoặc ăn càng ít càng tốt.
Ðể hạn chế ung thư, các nhà khoa học đưa ra những lời khuyên hữu ích:
- Ăn nhiều rau quả tươi và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bởi đây là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết sẽ giúp cơ thể có được sức đề kháng tốt để chống lại các yếu tố gây ung thư. Mỗi người mỗi ngày nên ăn ít nhất 500g rau tươi và quả chín, nên ăn đa dạng các loại rau xanh, quả tươi để thay đổi khẩu vị và tạo nên sự dồi dào của các vitamin, khoáng chất tự nhiên do chúng mang lại.
- Hạn chế ăn thịt màu đỏ, chất béo và muối trong bữa ăn hằng ngày. Nên chọn lọc thực phẩm ít chất béo, có thể sử dụng các loại sữa đã tách bơ, ăn ít các món chiên, xào, hạn chế ăn mặn tối đa.
- Chất lượng thực phẩm phải được đảm bảo tươi sống, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Ăn chín uống sôi. Không chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao, nướng rán thực phẩm quá cháy.
- Ðảm bảo cân nặng cơ thể hợp lý: đừng để quá gầy hay quá béo. Thường xuyên rèn luyện thân thể bằng các môn thể thao phù hợp với cân nặng và sức khỏe của mình.
Theo GĐ & PL