Hơn 140 con trâu, bò tại các huyện miền núi Nghệ An bị chết rét
Nhật Nguyệt 23/02/2022 06:45 | Cuộc sống vùng biên
Thông tin từ UBND xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, những ngày qua, nhiệt độ xuống thấp từ 5-60C gây ra rét đậm, rét hại, khiến cho 39 con trâu, bò bị chết, nhiều hộ gia đình từ 2-4 con trâu, đa số bị chết là bê, nghé ở trong rừng không lùa về kịp để chống rét.
Ông Vi Văn Oanh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Mặc dù huyện đã ban hành công văn khuyến cáo các biện pháp phòng chống rét cho trâu bò đến tận mọi người dân, nhưng do đồng bào phát triển số lượng vật nuôi đông, không quan tâm chăm sóc vật nuôi kịp thời, cùng với tập quán chăn thả trong rừng nên khi nhiệt độ xuống thấp, trâu bò không kịp lùa về để thực hiện các biện pháp phòng chống rét nên dẫn đến số lượng trâu bò bị chết rét gia tăng.
![]() |
Trâu, bò ở huyện miền núi Nghệ An bị chết do rét đậm, rét hại |
Theo thống kế, hiện toàn huyện có trên 50 con trâu, bò bị chết do giá rét. Các xã bị thiệt hại nặng gồm: Xã Na Ngoi bị chết 39 con trâu, bò, xã Huồi Tụ 7 con trâu, bò, xã Phá Đánh chết 1 con bò…
Tại huyện Quế Phong, thông tin từ phòng NN&PTNT huyện Quế Phong cho biết: Do nhiệt độ giảm quá thấp nên toàn huyện hiện có trên 90 con trâu, bò bị chết (chủ yếu là bê, nghé bị chết).
Trong đó, xã Nậm Nhóng bị chết 56 con trâu, bò, xã Quang Phong chết 5 con trâu, bò… Đa số số trâu, bò chết rét chủ yếu là thả rông trong rừng.
Con số hơn 140 con trâu bò chết rét chưa phải là số liệu cuối cùng của sự ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại lần này. Để chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết, các địa phương đã có nhiều cách làm như đốt lửa sưởi ấm, mặc áo bạt, lắp đèn sưởi và che chắn chuồng trại cho gia súc, gia cầm…
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An, toàn tỉnh hiện có tổng đàn trâu, bò ước đạt 778.000 con; đàn lợn 1.000.000 con; gia cầm 30.000.000 con.
![]() |
Triển khai và nhân rộng phong trào “may áo chống rét” cho trâu bò |
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để đảm bảo an toàn cho vật nuôi như trâu, bò, hươu, dê nhất là ở các vùng miền núi cao: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu…, ngành chuyên môn đã chủ động ban hành các công điện về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống đói rét cho, dịch bệnh cho vật nuôi.
Đặc biệt, Hội Nông dân các cấp đã tích cực triển khai và nhân rộng phong trào “may áo chống rét” cho trâu bò; tặng áo chống rét cho gia súc đối với các hộ chăn nuôi có hoàn cảnh khó khăn; thành lập các tổ nông vụ hỗ trợ chăm sóc gia súc, gia cầm trong thời gian hội viên F0, F1 đang cách ly, điều trị. Điển hình như các địa phương: Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn…
Truyền hình
Đáng chú ý
Khai mạc Diễn đàn công tác xã hội Á - Âu lần thứ 14

Bài viết mới
An Giang: Hỗ trợ 100 triệu đồng cho phụ nữ nghèo nơi biên giới

Thừa Thiên Huế: Ý nghĩa thiết thực từ chương trình “Tháng ba biên giới”

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.