Hội Hữu nghị Bỉ - Việt tặng 1,1 nghìn Euro cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Đồng Nai
Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hội phụ nữ các tỉnh của Việt Nam và Campuchia Từ 23-25/11, đoàn công tác do Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai Rơ Chăm H’Hồng làm trưởng đoàn có chuyến thăm, làm việc với Hội Phụ nữ Campuchia vì Hòa bình và Phát triển hai tỉnh Stung Treng và Rattanakiri (Campuchia). Đây là hoạt động đối ngoại ý nghĩa, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị của phụ nữ hai nước Việt Nam - Campuchia, đặc biệt là phụ nữ sinh sống tại vùng biên giới của 2 nước. |
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Vương quốc Bỉ Ngày 23/2, tại Hà Nội, ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Hòa bình Việt Nam đã tiếp đoàn đại biểu Hội hữu nghị Bỉ - Việt do ông Pierre Gréga, Chủ tịch Hội dẫn đầu nhân dịp đoàn sang thăm Việt Nam và tham dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. |
Theo ông Grega Pierre Emlile J, người dân Bỉ luôn dành sự quan tâm cho Việt Nam, trong đó có nạn nhân chất độc da cam. Thời gian tới, Hội Hữu nghị Bỉ - Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động đồng hành trợ giúp nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) Việt Nam. Dịp này, Hội Hữu nghị Bỉ - Việt trao tặng 1,1 nghìn Euro cùng 10,8 triệu đồng cho Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh.
Tại cuộc gặp, bà Đào Nguyên, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện có hơn 8 ngàn NNCĐDC, đời sống đang còn nhiều khó khăn, họ đang phải gánh chịu những nỗi đau về thể xác, tinh thần rất nặng nề.
Thời gian qua, Việt Nam, tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều chương trình khắc phục thảm họa da cam, trợ giúp cho NNCĐDC và thân nhân của họ, trong đó có sự tham gia của các tổ chức quốc tế. Do đó, Hội NNCĐDC/dioxin mong muốn Hội Hữu nghị Bỉ - Việt tiếp tục đồng hành để cùng Việt Nam, tỉnh Đồng Nai khắc phục thảm họa da cam, trợ giúp cho NNCĐDC.
Ông Grega Pierre Emlile J trao tiền ủng hộ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Dacamvietnam). |
Trước đó, ngày 21/02/2023 đoàn của Hội hữu nghị Bỉ - Việt do ông Pierre Grega, Chủ tịch Hội Hữu nghị Bỉ - Việt cùng 7 thành viên đã đến thăm và làm việc với TW Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam.
Tại đó, Chủ tịch Pierre Grega cho biết, Hội Hữu nghị Bỉ - Việt được thành lập từ năm 1973, sứ mệnh của Hội là thúc đẩy sự hiểu biết và tăng cường sự hợp tác giữa hai nước. Từ khi thành lập, Hội đã có nhiều đóng góp ủng hộ về cả nhân đạo và chính trị đối với Nhà nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua Việt Nam đã có sự phát triển về kinh tế-xã hội, nhưng những NNCĐDC Việt Nam vẫn cần được quan tâm hỗ trợ hơn nữa.
Ông cũng cho biết, hiện nay thế hệ trẻ ở Bỉ chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về NNCDDC Việt Nam, vì vậy Hội Hữu nghị Bỉ - Việt mong muốn được góp phần thông tin để vấn đề này đến với thế hệ trẻ của nước Bỉ cũng như ở Châu Âu. Xuất phát từ suy nghĩ, vấn đề NNCĐDC cũng là vấn đề về chính trị cần được quan tâm, do đó, Hội Hữu nghị Bỉ - Việt đã triển khai dự án kêu gọi, vận động những thành viên trong Quốc hội Bỉ ủng hộ NNCĐDC ở Việt Nam. Ngoài ra, Hội cũng ủng hộ và thường xuyên liên hệ với bà Trần Tố Nga trong vụ kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ để có những hỗ trợ cần thiết.
Được biết, thời gian qua, Hội Hữu nghị Bỉ - Việt đã có nhiều hoạt động quan tâm hỗ trợ NNCĐDC cũng như các tổ chức Hội NNCĐDC/dioxin. Riêng tại Đồng Nai, từ năm 2020 đến 2022, Hội Hữu nghị Bỉ - Việt đã trợ cấp hàng tháng cho 4 NNCĐDC với tổng số tiền 43,2 triệu đồng. Riêng bà Đỗ Thị Chương Đài (Quốc tịch Bỉ) thành viên Hội Hữu nghị Bỉ - Việt trợ cấp riêng cho 1 NNCĐDC từ năm 2018 đến 2022 với số tiền 16,4 triệu đồng.
XIN ĐỪNG QUÊN CÁC NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM!" Ngày 21/2/2023, khi làm việc với TW Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, Chủ tịch Pierre Grega đã chuyển bức thư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bỉ viết vào ngày ngày 24/1/2023, tại Brussels, bày tỏ sự quan tâm, ủng hộ việc hỗ trợ cho NNCĐDC Việt Nam. Nội dung bức thư có tiêu đề: "XIN ĐỪNG QUÊN CÁC NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM!" Theo nội dung bức thư viết: "Thời gian trôi qua, 50 năm sau những thảm kịch chiến tranh, không ai có thể quên được những đau thương khủng khiếp đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Bất chấp những diễn biến, tuyên bố, đôi khi là hiệp định và công ước; cho dù có những lời thừa nhận, những lời xin lỗi, những lời cầu xin tha thứ hay hỗ trợ tái thiết hiếm hoi, quá hiếm hoi, nhưng chúng ta vẫn không thể quên tất cả những bi kịch này. Hơn nữa, chúng ta phải tiếp tục công việc này với tinh thần nhân văn để duy trì, ngày này qua ngày khác, ngọn lửa của Ký ức. Trên cơ sở của Ký ức sống này, và với điều kiện cơ bản này, sẽ có thể xây dựng một tương lai đáng sống cho các thế hệ tương lai. Trong nhiều năm, tình hữu nghị và tình đoàn kết giữa các dân tộc chúng ta đã trường tồn. Hôm nay, cũng như ngày hôm qua, chúng ta phải làm việc để củng cố và nuôi dưỡng không ngừng bằng mọi cách có thể. Tôi không thể phớt lờ cam kết kiên quyết của chúng ta trong việc tưởng nhớ những phụ nữ, nam giới và trẻ em là nạn nhân của "Chất độc da cam", mà tôi đã trình bày trong một văn bản tại Quốc hội Bỉ, và với tất cả các loại vũ khí được sử dụng trong cuộc chiến tranh này, nguồn gốc vô tận của biết bao nỗi kinh hoàng. Tôi cũng sẽ nhắc lại tình đoàn kết bền vững của chúng ta với những người, thế hệ này qua thế hệ khác đã mang vết thương của những loại vũ khí đó. Tôi vô cùng xúc động và lòng đầy trắc ẩn khi nhớ lại chuyến thăm “Làng Hữu nghị” cách đây vài năm. Biết về quá khứ và vẫn còn hiện hữu trong trí nhớ: đây là cốt lõi thiết yếu để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn; một thế giới hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc; một thế giới có thể sinh sống của những người sinh sau chúng ta". |