Hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc là nhân tố lõi của hợp tác kinh tế
Sau nhiều năm hoạt động tại Trung Quốc, tôi tiếp xúc và thân quen với nhiều doanh nghiệp nước bạn và tham dự nhiều sự kiện xúc tiến thương mại đầu tư, hội trợ, triển lãm, hội nghị quốc tế ở nước sở tại. Tôi phát hiện, 19 quốc gia phát triển thì tại Trung Quốc họ đều có Hội Doanh nghiệp chính thống. Họ hoạt động rất mạnh và trở thành nhịp cầu nối kinh tế thương mại, đầu tư không thể thiếu giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, bản thân tôi và các doanh nhân Việt khác cũng vậy, chúng tôi thường được doanh nghiệp nước bạn tìm đến mỗi khi có nhu cầu với tất cả những sản phẩm liên quan đến Việt Nam.
Người Việt có đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó và không ngừng phấn đấu, sáng tạo… Các yếu tố này làm cho vị trí của doanh nhân và chuyên gia trí thức Việt Nam tại Trung Quốc ngày càng được đánh giá cao từ các đối tác. Không chỉ khẳng định được kỹ năng chuyên môn của mình, cộng đồng người Việt ở Trung Quốc còn trở thành cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa và kinh tế giữa hai quốc gia. |
Sau bao năm đơn độc phát triển nơi xứ người, gặp khó khăn không người chia sẻ, tôi thấy rất cần một sân chơi chung, dành cho những người như mình, cho cộng đồng doanh nghiệp Việt đã và đang làm việc tại Trung Quốc như chúng tôi. Ở đây, những kinh nghiệm thành công, các thông tin thương mại kinh tế, những thư ngỏ mua hàng Việt, những cơ hội đầu tư về quê hương… sẽ được chia sẻ kịp thời, nhanh và sớm nhất.
Đem theo ý tưởng đó, sau khi về nước tham dự Xuân Quê hương 2020 và được gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi đã ngỏ ý xin được thành lập Hội và được Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV – Bộ Ngoại giao) nhiệt tình ủng hộ, hướng dẫn chỉ đạo về thủ tục và luôn quan tâm động viên tôi cố gắng hơn nữa.
Hiện nay, Hội chúng tôi hoạt động với tư cách là tổ chức lâm thời và đang hoàn thiện theo các bước đăng ký theo trình tự yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Hội là tổ chức của cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Trung Quốc, nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ cho các doanh nghiệp hội viên kinh doanh, phát triển thuận lợi tại địa bàn Quốc gia này. Hội thông qua các đầu mối liên lạc ở nhiều thành phố tại Trung Quốc để hỗ trợ thiết lập các kênh giao lưu trực tiếp và hữu hiệu với chính quyền và doanh nghiệp địa phương.
Thời gian qua, Hội luôn tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước. |
Thời gian qua, Hội luôn tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước. Cụ thể, Hội đã hỗ trợ các tỉnh thành của Việt Nam tổ chức thành công các sự kiện giao lưu kinh tế tại Trung Quốc như: Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Đà Nẵng tại Sơn Đông, chuỗi hoạt động của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV - Bộ Ngoại giao) tại Thượng Hải...
Bên cạnh đó, Hội cũng hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp Việt tham gia các hoạt động giao lưu thương mại ở Trung Quốc như: Hội chợ Triển lãm nhập khẩu Quốc tế tại Thượng Hải, triển lãm cà phê, triển lãm RCEP, triển lãm đồ bếp do Uỷ ban Xúc tiến Thương mại tỉnh Sơn Đông tổ chức. Chúng tôi cũng tự chủ kinh phí xây dựng Showroom gian hàng Quốc gia Việt Nam tại Trung Quốc. Nơi đây hiện đang trưng bày trên 500 SKU (mã sản phẩm - Pv) hàng Việt… cùng đồng hành chung tay thực hiện đề án 1797 của Thủ tướng chính phủ, kêu gọi nguồn lực Kiều bào đưa hàng Việt giới thiệu vào thị trường Trung Quốc.
Cộng đồng các doanh nhân kiều bào và trí thức, chuyên gia Việt chúng tôi, đều luôn rất mong muốn sớm có một “ngôi nhà chung” để về, để cùng động viên nhau lúc khó khăn, cùng chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để có vị trí vững chắc cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này. Chúng tôi cũng hy vọng, trong 1 ngày không xa, trên những kệ hàng siêu thị ở Trung Quốc, cũng như trên các quốc gia khác, người Việt chúng ta đều tự hào khi nhìn thấy những bao bì hàng hoá thương hiệu Made in Việt Nam được đặt khắp mọi nơi…
Thời gian qua, Hội luôn tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước. |
Có thể nói, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt – Trung chính là nền tảng thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước. Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế Việt - Trung, từ góc độ của Hội, chúng tôi cho rằng, cần tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, giúp các tổ chức này phục vụ hội viên và doanh nghiệp của cả hai nước một cách chính quy và hợp lý hơn.
Thứ hai, phát huy tốt vai trò của Hội như một chất xúc tác, là nhịp cầu nối giữa chính phủ và doanh nghiệp hai nước. Tháng 10/2023 vừa qua tôi có dịp gặp gỡ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng rất ủng hộ và động viên Hội doanh nghiệp chúng tôi, cùng chung tay thực hiện “ngoại giao nhân dân” và “ngoại giao kinh tế”.
Thứ ba, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, hãy thu hút nhân tài và doanh nghiệp chất lượng đến Việt Nam đầu tư và khởi nghiệp. Việt Nam nên tận dụng xu hướng quan hệ kinh tế và thương mại Việt - Trung ngày càng tốt đẹp, ban hành các chính sách liên quan để thu hút nhiều hơn nữa nhân tài trong lĩnh vực này đến Việt Nam khởi nghiệp và đầu tư.
Kinh nghiệm đưa sản phẩm Việt vào Trung Quốc Thứ nhất, chất lượng là số 1, nhưng hãy bảo hộ thương hiệu mình trước khi đi ra nước ngoài. Thứ hai, luôn tận dụng mọi cơ hội, mọi mối quan hệ để quảng bá giới thiệu sản phẩm mình, mọi lúc, mọi nơi. Dùng nhiều nhân viên bản địa và tận dụng tất cả các kênh tuyên truyền có thể. Thứ ba, thay đổi tư duy. Không chỉ bán những gì mình có, mà nên đầu tư sản xuất những gì thị trường cần. Thứ tư, nhập gia tuỳ tục, Trung Quốc là quốc gia yêu cầu về mẫu mã, bao bì rất cao, hàng không cần nhiều, nhưng hộp quà phải hoành tráng, đẹp mặt người tặng. Thứ năm, thiết lập quan hệ tốt với chính quyền bản địa, tạo hình ảnh đẹp về thương hiệu/doanh nghiệp và con người Việt Nam. Tích cực hỗ trợ nhiều hơn nữa sản phẩm Việt khác cùng vào thị trường mới, tạo lên làn sóng hiệu ứng tốt cho, thương hiệu Việt- chất lượng cao nơi xứ người… |