Hỏi-đáp về các vấn đề nhân quyền của Luật An ninh mạng (Phần 2)
Thu Hoài 29/12/2020 08:14 | Cẩm nang


Câu 6: Luật An ninh mạng có ngăn cản, xâm phạm quyền tự do ngôn luận không?
Không. Các hoạt động liên lạc, trao đổi, đăng tải, chia sẻ thông tin, mua bán, kinh doanh, thương mại vẫn diễn ra bình thường trên không gian mạng, không hề bị ngăn cản, cấm đoán miễn là những hoạt động đó không vi phạm pháp luật của Việt Nam.
Công dân có thể làm bất cứ điều gì trên không gian mạng mà pháp luật Việt Nam không cấm.
Ngược lại: Luật An ninh mạng bảo vệ cho các hoạt động tự do ngôn luận, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khi mua bán, kinh doanh, trao đổi, thương mại trên không gian mạng.
![]() |
Luật an ninh mạng không ngăn cản quyền tự do ngôn luận. |
Câu 7: Luật An ninh mạng có cấm sử dụng internet và mạng xã hội không?
Không. Luật An ninh mạng không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube,… Người dân Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng của Facebook, Google, Youtube hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước.
Ngược lại, Luật An ninh mạng quy định các biện pháp bảo vệ về an ninh mạng cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google...
Tuy nhiên, người nào sử dụng những mạng xã hội trên hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Câu 8: Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng có vi phạm quyền con người, “bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận”, trùng dẫm với các văn bản quy phạm pháp luật khác không?
Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị nghiêm cấm, gồm 06 nhóm hành vi chính, bao gồm các hành vi gây phương hại đến chế độ và nhà nước CHXHCN Việt Nam, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Những hành vi bị nghiêm cấm này đã được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật trong nước như Bộ luật Hình sự (29 hành vi cụ thể). Do đa số là hành vi vi phạm pháp luật đã được quy định và dẫn chiếu từ đời sống thực tế lên không gian mạng, một số hành vi cũng được một số văn bản luật của quốc gia khác quy định nên không có căn cứ để cho rằng, các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng “có vi phạm quyền con người”, “bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận”. Về kỹ thuật soạn thảo văn bản, việc quy định những nội dung này không chồng chéo và không ảnh hưởng tới các văn bản quy phạm pháp luật khác, vì đây là một miền mới, một không gian mới và chưa có quy định nào để ngăn cấm những hành vi này trên không gian mạng.
Câu 9: Luật An ninh mạng có tạo “sân chơi” bình đẳng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước khi tham gia hoạt động trên không gian mạng?
Doanh nghiệp trong và ngoài nước được bảo vệ như nhau trước các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng như tung tin thất thiệt về sản phẩm, dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh, chiếm đoạt tài sản, tấn công từ chối dịch vụ. Tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về thủ tục pháp lý, từ đăng kí kinh doanh, xin cấp phép dịch vụ, thanh tra, kiểm tra, thuế, có điều kiện cạnh tranh công bằng, chống độc quyền, thao túng giá. Tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông và an ninh mạng khi Luật An ninh mạng hướng đến xây dựng nền công nghệ an ninh mạng tự chủ, sáng tạo.


Truyền hình
Đáng chú ý
Chính thức phát động cuộc thi viết “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023

Bài viết mới
Thủ tướng: Đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.