Hoa Kỳ tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ cho biết, nhập khẩu hàng rau quả chế biến (HS 20) của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,7%/năm. Bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Hoa Kỳ trong năm 2020 đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2019. 9 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Hoa Kỳ đạt 7,4 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp hàng rau quả chế biến lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch đạt 171,9 triệu USD, tăng 49,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 2,3% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu chủng loại quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác… (HS 2008) và các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường chất làm ngọt khác (HS 2009) với trị giá chiếm tỷ trọng cao nhất.
Hoa Kỳ nhập khẩu 2 chủng loại quả này chủ yếu từ thị trường Mexico, Thái Lan, Trung Quốc và Canada. Đây cũng là 2 chủng loại chính Việt Nam cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ. Trong đó, trị giá nhập khẩu chủng loại HS 2008 đạt 10,9 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020; trị giá nhập khẩu chủng loại HS 2009 đạt 7,6 triệu USD, tăng 111,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu 2 chủng loại này từ Việt Nam chỉ chiếm 4% tổng trị giá nhập khẩu 2 chủng loại này của Hoa Kỳ.
Tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ trong nhập khẩu hàng rau quả chế biến từ Việt Nam ở mức cao, cho thấy các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam đang dần đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn rất thấp, do đó cơ hội để các doanh nghiệp tăng xuất khẩu hàng rau quả chế biến tới thị trường Hoa Kỳ là rất lớn. Để mở rộng thị phần tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại để sản xuất các chủng loại hàng rau quả chế biến đúng yêu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc sẽ gặp khó dịp Tết 2022 Đây là dự báo của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Điều này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc dự định tạm ngừng dịch vụ các cảng trong vòng 6 tuần, khả năng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang nước này sẽ dồn qua đường bộ và sẽ ách tắc… |
Hoạt động thu ngân sách từ xuất nhập khẩu 'về đích' sớm Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ ngày 1/11 đến ngày 30/11 đạt 33.696 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/11 đạt 349.889 tỷ đồng bằng 111,1% dự toán, bằng 105,7% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 23,77% so với cùng kỳ năm 2020. |
Rau quả chế biến của Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu Việt Nam là thị trường xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật lớn thứ 9 toàn cầu. Cùng với đó, ngành hàng rau quả Việt Nam đã có sự chuyển dịch khá mạnh và được dự báo sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. |