HKI: Giúp người dân Vĩnh Phúc tận dụng nguồn phế thải từ nông nghiệp
Người dân đã được cán bộ hướng dẫn trực tiếp thực hành kỹ thuật ủ phân tại hộ gia đình, bao gồm tất cả các bước ủ phân hữu cơ như vật liệu, nơi ủ phân, cách trộn phế phẩm với nguyên liệu, che phủ, cách đảo trộn và bảo quản đống phân. Ảnh: HKI |
Để tận dụng nguồn phế thải từ nông nghiệp (rơm, rạ, bèo, cỏ dại, phân chuồng…) làm nguồn phân bón hữu cơ, tổ chức Helen Keller International (HKI) đã tổ chức tập huấn “Kỹ thuật ủ phân vi sinh" tại xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường (tỉnh Vĩnh Phúc) cho các hộ gia đình.
"Tập huấn về kiến thức ủ phân vi sinh này thật la bổ ích, nếu các hộ thực hiện thì vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu dư thừa tại địa phương lại an toàn, góp phần giữ gìn vệ sinh làng bản sạch sẽ và tiết kiệm chi phí nữa...Ngay sau khóa tập huấn này em sẽ thực hành ủ tại gia đình và tuyên truyền cho các hộ trong bản cùng làm để lấy phân bón cho vụ rau sắp tới".
Trích lời chia sẻ của anh Chang - Trưởng bản, Thẩm định viên nông nghiệp bản Giang Ma - cũng như chia sẻ của 26 học viên là thẩm định viên nông nghiệp, Thẩm định viên dinh dưỡng, hộ mẫu thuộc 2 xã Giang Ma và Nùng Nàng khi tham gia khóa tập huấn "Kỹ thuật ủ phân vi sinh" từ ngày 12-13/8.
Học viên được học về lợi ích của việc ủ phân vi sinh, các quy trình/ bước ủ phân vi sinh, các nguyên liệu chính để ủ phân vi sinh, cách sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp,... Đặc biệt trong ngày thứ 2 học viên được chia nhóm thực hành lấy nguyên liệu (phân xanh, phân chuồng, trấu....), chế biến nguyên liệu và thực hành ủ 1 tấn phân vi sinh ngay tại hộ mẫu bản Sáy San I.
Việc sử dụng thành phẩm phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng sẽ làm tăng năng suất cây trồng từ 20% đến 50%, hạn chế được sâu bệnh, cải tạo tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất.
Thông qua lớp tập huấn giúp học viên hiểu về các loại phân bón, cách sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ vi sinh,…, từ đó có thể tự ứng dụng ủ phân hữu cơ vi sinh từ các phụ phẩm nông nghiệp phục vụ cho sản xuất rau màu và các loại cây trồng khác, góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để phát triển nông thôn bền vững.
Kết thúc khóa tập huấn trên 90% học viên đều xin đăng ký ủ phân ngay trong tuần, họ đã xây dựng kế hoạch sẽ truyền thông và phát phân vi sinh cho các hộ hưởng lợi vào hai tuần nữa./.
Xem thêm
Đoàn đại biểu tỉnh Xay Nhạ Bu Ly (Lào) thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc Ngày 14/3/2019, đoàn đại biểu tỉnh Xay Nhạ Bu Ly (nước Cộng hòa DCND Lào) do ông Phông-Sạ-Vẳn Sít-Thạ-Vông, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư, ... |
Phát huy tiềm năng, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những đầu tàu trong công tác đối ngoại nhân dân của cả nước Chiều 20/2, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Đoàn công tác Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) do bà Nguyễn Phương Nga, Chủ ... |
KFHI trao tặng 300 phần quà tết cho trẻ em Vĩnh Phúc Ngày 29/1/2018, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Tổ chức KFHI (Hàn Quốc) tặng 100 suất quà Tết cho trẻ ... |
Vĩnh Phúc: Phát huy tích cực quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TĐO - Vừa qua, Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 2, nhiệm ... |