Hết tháng 5: Việt Nam xuất siêu gần 9,7 tỷ USD
Xuất nhập khẩu sụt giảm mạnh, "hụt hơi" gần 37,5 tỷ USD Dù xuất xuất nhập trong kỳ 2 của tháng 4 đã có những cải thiện, song kết quả cập nhật của 4 tháng đầu năm vẫn cho thấy sự sụt giảm mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam... |
Việt Nam nhập siêu gần 1 tỷ USD nửa đầu tháng 5 Nửa đầu tháng 5, trong khi xuất khẩu giảm 21,3% so với nửa cuối tháng 4 thì nhập khẩu lại tăng nhẹ 1,7%, kéo theo giá trị nhập siêu hàng hóa đạt 0,99 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm, cán cân thương mại ghi nhận giá trị xuất siêu đạt 6,57 tỷ USD. |
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới cập nhật từ Tổng cục Hải quan, trong kỳ 2 tháng 5/2023 (từ 16-31/5), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 29,81 tỷ USD, tăng 24,7% (tương ứng tăng 5,91 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 5/2023.
Trong kỳ, xuất khẩu của cả nước đạt 16,43 tỷ USD, tăng 43,4% (tương ứng tăng 4,98 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 5. Chiều ngược lại, nhập khẩu đạt 13,38 tỷ USD, tăng 7,5% (tương ứng tăng 936 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 5/2023.
Như vậy, riêng trong nửa cuối tháng 5/2023, Việt Nam đã xuất siêu 3,05 tỷ USD.
Về xuất khẩu, kết quả tích cực trên có tác động từ các nhóm hàng chính như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,59 tỷ USD, tăng 714 triệu USD (tương ứng tăng 38,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 1,93 tỷ USD, tăng 632 triệu USD (tương ứng tăng 48,4%); hàng dệt may đạt 1,71 tỷ USD, tăng 547 triệu USD (tương ứng tăng 46,7%); điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,92 tỷ USD, tăng 530 triệu USD (tương ứng tăng 44,3%)...
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn kỳ 2 tháng 5 năm 2023 so với kỳ 1 của tháng. Nguồn: Tổng cục Hải quan |
Đặc biệt, xuất khẩu rau quả trong kỳ 2 tháng 5 đạt 422 triệu USD, gấp 1,8 lần so với kỳ 1 của tháng, nguyên nhân chủ yếu do tăng trưởng của xuất khẩu sầu riêng.
Dù vậy, tính hết tháng 5, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới đạt 135,22 tỷ USD, giảm 12,3%, tương ứng giảm 18,88 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.
Về nhập khẩu, trong nửa cuối tháng 5, Việt Nam có 2 mặt hàng nhập khẩu tăng trưởng tới 3 con số so với kỳ liền trước, lần lượt là khí đốt hóa lỏng tăng 502%, đạt 90 triệu USD; đậu tương tăng 145%, đạt 61 triệu USD.
Bên cạnh đó, có một số mặt hàng khác đáng chú ý như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, tăng 137 triệu USD (tương ứng tăng 8%); dầu thô tăng 106 triệu USD (tương ứng tăng 30,4%).
Lũy kế tới hết tháng 5, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 125,57 tỷ USD, giảm 18,4% (tương ứng giảm 28,29 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn kỳ 2 tháng 5 năm 2023 so với kỳ 1 của tháng. Nguồn: Tổng cục Hải quan |
Tựu chung lại, kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 5/2023 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 5 tháng đầu năm lên 260,79 tỷ USD, giảm 15,3% (tương ứng giảm 47,17 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Đồng thời, tới cuối tháng 5, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam ước tính thặng dư khoảng 9,65 tỷ USD. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI có giá trị thặng dư 17,22 tỷ USD, đóng góp chính vào chiều hướng khởi sắc của hoạt động xuất khẩu cả nước.
Việt Nam xuất siêu 6,35 tỷ USD sau 4 tháng So với cùng kỳ 2022, kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 4 tháng đầu năm đều đều sụt giảm trên 10%; dù vậy giá trị xuất siêu ghi nhận vẫn tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. |
Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD sau 5 tháng So với cùng kỳ 2022, kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm đều đều sụt giảm trên 10%; dù vậy giá trị xuất siêu ghi nhận lại tăng hơn 18 lần so với cùng kỳ (xuất siêu 516 triệu USD). |