Hé lộ nội dung 3 lá thư giải thích lý do Anh lại trì hoãn Brexit
Hương Lan 20/10/2019 08:41 | Thế giới 24 giờ
![]() |
Biển người biểu tình tại London yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit. Ảnh: CNN |
Theo trang Daily Mail UK, Thủ tướng Johnson đã gửi tổng cộng ba lá thư cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk. Lá thư thứ nhất là bản sao văn bản Đạo luật Benn nhưng trong đó không có chữ ký của Thủ tướng Anh. Lá thư thứ hai được viết bởi Đại sứ Anh tại EU Tim Barrow cho biết lá thư thứ nhất được gửi từ Quốc hội Anh chứ không phải chính phủ, giải thích rằng Thủ tướng phải bất đắc dĩ gửi lá thư yêu cầu trì hoãn Brexit theo luật của EU. Lá thư thứ ba có nội dung dài nhất, trong thư Thủ tướng Anh trình bày cụ thể lý do trì hoãn Brexit và ký ở phía dưới.
Theo nội dung trích ra từ hình ảnh một trong những bức thư được trang Daily Mail UK đăng tải hôm 19/10, ở bức thư thứ ba ông Johnson đã viết "Ngay từ khi nhậm chức Thủ tướng Anh, tôi đã thể hiện rõ quan điểm và hôm nay, thêm một lần nữa nêu rõ ràng trước quốc hội rằng: quan điểm của tôi và chính phủ là tiếp tục trì hoãn Brexit sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Anh, các đối tác EU và mối quan hệ giữa chúng ta". Ông Johnson cũng bày tỏ tin rằng quốc hội Anh sẽ thông qua thỏa thuận Brexit trước ngày 31/10.
Trong khi đó, trên trang Twitter của mình, cũng trong ngày 19/10 Chủ tịch EC Tusk thông báo đã nhận được yêu cầu từ Johnson, và viết "Tôi sẽ hỏi ý kiến các lãnh đạo EU về cách phản ứng".
Trên mạng xã hội Twitter, người phát ngôn của EC Mina Andreeva cho biết Brussels "lưu ý" cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện về điều khoản theo đó thỏa thuận Brexit không được đưa ra bỏ phiếu trong ngày 19/10. Bà cũng kêu gọi Chính phủ Anh thông báo với EU về những bước đi tiếp theo sớm nhất có thể.
Trong khi đó, theo CNN, lãnh đạo Hạ viện Anh Jacob Rees-Mogg đã thông báo, chính phủ Anh sẽ thảo luận và bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit mới vào ngày 21/10 tới. Trước đó, chính phủ Anh đã có kế hoạch đưa thỏa thuận này ra bỏ phiếu tại Quốc hội vào ngày 19/10.
Sau khi ông Boris Johnson trở thành Thủ tướng Anh vào cuối tháng 7, nhà lãnh đạo này đã khẳng định muốn Anh rời EU vào đúng ngày cuối cùng của tháng 10, bất chấp có hay không có thỏa thuận. Phe đối lập cho rằng chính sách của ông có thể khiến Anh rời EU mà không có thỏa thuận quy định rõ ràng các khía cạnh của quan hệ hai bên hậu Brexit, như giao dịch thương mại hay quyền của công dân Anh ở EU. Điều này tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ đất nước, gây tê liệt nền nông nghiệp và một số ngành sản xuất, khiến nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái.
Xem thêm: Lãnh đạo Thượng viện Mỹ luận tội ông Trump
Đáng chú ý
Việt Nam tham dự Diễn đàn du lịch ASEAN ATF 2023

Bài viết mới
Trung Quốc sẵn sàng bình thường hóa hoạt động đi lại xuyên biên giới

Đảng Nhân dân Campuchia thông qua nhiều quyết sách quan trọng

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.